mynhanke viết:
1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
Thưa Thầy, trò không rõ cớ sao, mỗi lần cơ quan kiểm tra, thanh tra thuế buộc phải có hợp đồng kinh tế là sao vậy Thầy.
1.- Trò có tham khảo các tình huống đối thoại doanh nghiệp được thông tin như sau:
Hỏi: Khi mua tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty như máy vi tính, máy photocopy, các máy móc thiết bị khác ... thì Công ty có được sử dụng hóa đơn bán hàng, biên bản bàn giao để đưa những thiết bị trên vào tài sản cố định của Công ty không?
Hay bắt buộc phải có hợp đồng mua bán thì mới được chấp nhận là tài sản cố định?
Trả lời: Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số
203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ thì mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng
(gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan).
Hỏi:Khi mua tài sản cố định (giá trị từ 10 triệu đồng trở lên), ngoài hóa đơn bán hàng, để được chấp nhận là tài sản cố định của doanh nghiệp, doanh nghiệp có bắt buộc phải có hợp đồng mua bán không?
Trả lời: Tại Điều 401 Bộ Luật Dân sự nước CHXHCNVN (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) thì trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân thủ các quy định đó.
Trường hợp Công ty mua tài sản cố định (không rõ cụ thể là gì) đề nghị Công ty nghiên cứu thêm.
2.- Tại sao việc vận chuyển hàng hóa thì lại bắt buộc phải có hợp đồng kinh tế, không có hợp đồng vận chuyển thì họ xuất toán, nghĩ cũng lạ quá và thấy cũng hay hay quá các Thầy/cô ạ.
Con chào bố,
Bố ơi, tình huống của bố hay quá, con không thể lười được roài, phải tham gia thảo luận cùng bố tình huống này.
Con xin có vài lời để thảo luận như sau:
Thưa bố, căn cứ điều 3, thông tư 203/2009 về hướng dẫn chế độ quản lý và trích khấu hao TSCĐ, thì:
Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:
1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b. Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
--> Với ý khoản c, điều 3 ở trên thì tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy, đáng tin cậy ở đây là phải có chứng từ thể hiện rõ, xuất xứ, nguồn gốc và giá trị tài sản. Do đó, các chứng từ chứng minh cho ba chữ "đáng tin cậy" chính là hợp đồng, hóa đơn, bảng báo giá, biên bản bàn giao Tài sản cố định..... Hơn nữa, để các chi phí này hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN, thì theo điều 6 thông tư 123/2012 về thuế TNDN, phải là:
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
--> Để nêu bật được cụm từ "chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật" thì không thể ko đề cập đến giao dịch dân sự khi có phát sinh sự trao đổi mua bán. Theo điều 121 của Bộ Luật Dân Sự ở đây chính là hợp đồng dân sự, và hợp dân sự ở đây cũng chính là hợp đồng mua bán TSCĐ để chứng minh được nghiệp vụ thực tế phát sinh, minh bạch và dễ dàng đối chiếu kiểm tra tính chất trung thực của nghiệp vụ khi cơ quan thuế thanh tra:
Điều 121. Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Điều 428. Hợp đồng mua bán tài sản
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.
--> Còn lại, bảng báo giá, biên bản bàn giao TSCĐ.... cũng là tài liệu chứng minh nghiệp vụ minh bạch và rõ ràng xuất xứ, khi cơ quan thuế muốn xác minh, và chấp nhận chi phí thực sự liên quan đến HĐSX KD, là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Cũng vậy, đối với các khoản chi phí vận chuyển thì hiển nhiên cơ quan thuế cần có sự minh bạch và chứng minh được chi phí thực phát sinh. Đơn giản một điều dễ hiểu rằng, Thuế họ có nhiệm vụ kiểm tra, rà soát, còn kế toán thì thực hiện phải thực hiện sao cho đúng, hợp lý và minh bạch. Vì thế, theo khoản 1a, điều 4 thông tư 203/2009 về chế độ quản lý khấu hao tài sản cố định, thì các chi phí liên quan, trong đó có chi phí vận chuyển, được xác định trong nguyên giá TSCĐ để tính khấu hao và chi phí được trừ khi tính thuế TNDN:
Điều 4. Xác định nguyên giá của tài sản cố định:
1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:
a. TSCĐ hữu hình mua sắm:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
--> Nhiệm vụ của kế toán thực hiện, cần rõ ràng và chứng minh được chi phí vận chuyển thực sự liên quan đến TSCĐ vừa mua hay nói khác hơn là HĐSX KD nói chung, để chi phí này được phép đưa vào giá gốc và tính khấu hao, xét đến chi phí được trừ. Do vậy, nếu kế toán ko chứng minh được chi phí liên quan này bằng các chứng từ tài liệu, email thỏa thuận, văn bản rõ ràng, cụ thể...., thì lúc này chi phí vận chuyển sẽ rơi vào điều 441, của bộ luật dân sự, chi phí vận chuyển sẽ được xem là gộp trong giá trị TSCĐ khi DN mua về. Khoản chi phí vận chuyển khi kế toán cộng thêm trong giá gốc của TSCĐ mà không có hợp đồng, hóa đơn...., sẽ bị cơ quan thuế bác ra khi họ xuống thanh tra, quyết toán DN là lẽ tất nhiên và hợp lý:
Điều 441. Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định về chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu thì bên bán phải chịu chi phí vận chuyển đến địa điểm giao tài sản và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu.
--> Và một điều rõ ràng rằng, trong thực tế, đối với lĩnh vực vận chuyển trong ngành vận chuyển gọi là "trucking" thì hóa đơn chứng từ rất chồng chéo, ko minh bạch rõ ràng. Vì thế để quản lý tốt, chặt chẽ, lẽ tất nhiên họ sẽ yêu cầu dân kế toán phải có hợp đồng, hay bảng báo giá, email làm việc...., để chứng minh được chi phí thực phát sinh.
Con có vài lời thảo luận cùng mọi người trong topic này như thế, bố xem và cho con nhận xét, bồi dưỡng con thêm bố nhé.
Con chân thành cảm ơn bố và chúc bố nhiều sức khỏe.
Con gái Thùy Dương.
Cập nhật bởi bluesky1984 ngày 02/12/2012 10:44:56 SA