1. Tính giai cấp chỉ có ở quy phạm pháp luật, không có ở các quy phạm xã hội khác.
2. Chỉ quy phạm pháp luật mới có tính bắt buộc chung. Các quy phạm được hình thành trong cuộc sống phải do Nhà nuớc ban hành, thừa nhận.
3. Áp dụng nhiều lần nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội là một trong những đặc điểm của quy phạm pháp luật.
4. Chế tài của quy phạm pháp luật chính là biện pháp trách nhiệm pháp lý mà nhà nước áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức không thực hiện đúng mệnh lệnh nêu ở bộ phận quy định.
5. Giả định của quy phạm pháp luật nêu lên hoàn cảnh, điều kiện xảy ra trong thực tế đời sống, xác định phạm vi tác động của pháp luật.
6. Quy phạm pháp luật luôn được cấu thành bởi 3 bộ phận.
7. Kết quả của tập hợp hóa là một văn bản quy phạm pháp luật có sự thay ðổi về nội dung và hiệu lực pháp lý.
8. Hệ thống hoá pháp luật là hoạt động nhằm khắc phục những “lỗ hổng” của Luật.
9. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước, các cá nhân, tổ chức ban hành.
10. Việc phân chia các ngành luật chỉ mang tính tương đối.
11. Một quan hệ xã hội có thể là ðối tượng ðiều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau .
12. Ý thức pháp luật của mọi chủ thể là như nhau.
13. Hệ thống pháp luật hòan thiện là cơ sở cho việc củng cố và tăng cường pháp chế
14. Mọi quan hệ xã hội đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật
15. Công dân đương nhiên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật
16. Năng lực pháp luật của mọi cá nhân là như nhau.
17. Tôn trọng tính tối cao của pháp luật là một trong các yêu cầu cơ bản của pháp chế.
18. Tình cảm của con người đối với pháp luật là biểu hiện của hệ tư tưởng pháp luật.
19. Quan niệm của con người về pháp luật là biểu hiện của ý thức pháp luật có tính lý luận.
20. Ý thức pháp luật xã hội là ý thức của toàn thể các thành viên trong xã hội.
21. Tính xã hội chỉ tồn tại ở các nhà nước xã hội chủ nghĩa.
22. Tính giai cấp chỉ tồn tại ở các nhà nước tư sản, không tồn tại ở nhà nước xã hội chủ nghĩa.
23. Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng sẽ làm giảm đi hiệu quả quản lý nhà nước.
24. Hành vi trái pháp luật là vi phạm pháp luật.
25. Người không thể điều khiển được hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật thì được xem là một tình tiết giảm nhẹ.
26. Lỗi là yếu tố bắt buộc trong mọi cấu thành của vi phạm pháp luật.
27. Ở Việt Nam, trong trường hợp pháp luật chưa quy định thì có thể vận dụng một điều luật tương tự để giải quyết.
28. Động cơ, mục đích là yếu tố bắt buộc trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật
29. Chủ thể vi phạm pháp luật chỉ có thể là cá nhân mà không thể có tổ chức.
30. Trách nhiệm pháp lý được đặc ra khi và chỉ khi có hành vi vi phạm pháp luật.