Thời gian qua, một số fanpage đã tranh thủ "ăn theo" sự kiện VinFast công bố ôtô và xe máy điện để thực hiện chiêu lừa tặng xe. Những trang này cố tình đặt tên dễ gây nhầm lẫn như "VinFast - xe của người Việt" rồi chia sẻ thông tin "tặng 10 xe LUX A 2.0 cho những khách hàng may mắn". Để được tặng, người xem phải bấm Thích (Like) fanpage, bình luận màu sơn yêu thích kèm số điện thoại di động và chia sẻ công khai lên trang cá nhân.
Đây không phải là trường hợp hy hữu, không chỉ mạo danh các tổ chức, một số đối tượng còn mạo danh cá nhân, đưa ra những thông tin không đúng sự thật nhằm bôi nhọ người khác hòng trục lợi.
Dư luận đặt ra câu hỏi, với hành vi đưa tin sai sự thật lên mạng xã hội, pháp luật Việt Nam có quy định xử phạt như thế nào.
Do đó, trong trường hợp này, nếu bức ảnh của người đăng chỉ nhằm mục đích tạo sự chú ý, thu hút từ cộng đồng mạng thì không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu xác minh được hành vi giả mạo này có mục đích cố ý xuyên tạc, tạo hình ảnh xấu về việc sử dụng xe công của các cơ quan Nhà nước thì sẽ bị xử lý.
Do đó, hành vi tung tin thất thiệt, sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về trách nhiệm hành chính:
Theo khoản 2 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, các hành vi sau đây bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
Tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định; miêu tả tỉ mỉ hành động dâm ô, chém, giết, tai nạn rùng rợn trong các tin, bài, phim, ảnh; cung cấp nội dung thông tin mê tín dị đoan, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam,…
Khoản 3 Điều này cũng quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước;…
Về trách nhiệm hình sự:
Nếu xác định được người thực hiện hành vi tung tin sai lệch, thất thiệt lên mạng xã hội và thông tin thất thiệt đó có tính chất vu khống thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015.
Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Bên cạnh đó, về trách nhiệm dân sự, nếu tung tin thất thiệt trên mạng xã hội gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Vì vậy mỗi người trước hết phải tự nâng cao nhận thức khi tham gia mạng xã hội, tránh bị nhiễm những thông tin giả mạo, dễ gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý và đời sống sinh hoạt.