Vụ làm đám tang giả để trốn nợ: Từ vô tội đến tù tội chỉ cách nhau sự thiếu hiểu biết pháp luật!

Chủ đề   RSS   
  • #570006 03/04/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


    Vụ làm đám tang giả để trốn nợ: Từ vô tội đến tù tội chỉ cách nhau sự thiếu hiểu biết pháp luật!

    Vụ làm đám tang giả ở Sóc Trăng - Minh họa

    Gần đây, vụ việc một người phụ nữ ở Sóc Trăng nhờ các con tổ chức đám tang giả cho mình khiến dân mạng xôn xao. Nhiều nguồn tin cho biết hành vi này của bà nhằm trốn tránh trách nhiệm với các chủ nợ. Dù bản chất vụ việc chỉ là quan hệ dân sự, tuy nhiên giờ đây bà đã bị tạm giữ hình sự do có dấu hiệu vi phạm pháp luật, từ đó, ta rút ra được 2 bài học quý giá!

    Nợ là vụ việc dân sự, nhưng trốn nợ lại bị truy cứu hình sự

    Chúng ta đều biết trong quan hệ dân sự, việc mượn nợ hay vay tài sản là điều hết sức bình thường, thậm chí nếu con nợ chẳng may phá sản và không còn gì để đòi, người phải lo lắng nhiều hơn lại là chủ nợ chứ không phải con nợ!

    Tuy nhiên, chuyện nợ không có tiền trả và trốn tránh trách nhiệm trả nợ lại là hai câu chuyện hoàn toàn khác biệt!

    Điểm a Khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định:

    “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”

    Ở đây, chúng ta thấy rằng kể cả khi chưa có tiền án, chưa từng bị xử phạt hành chính, chỉ cần bạn vay mượn người khác và dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt 4 triệu đồng trở lên từ số tiền đã vay, cơ quan chức năng đã có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này!

    Thủ đoạn gian dối là  việc đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Ở đây, việc giả chết để chủ nợ không thể đòi lại được tài sản phải được xem là tương tự với “giao tài sản cho người phạm tội”!

    Từ đó, có thể thấy rằng người phụ nữ giả chết để trốn nợ này đã tự biến mình từ một con nợ thành một nghi phạm phạm tội hình sự. Nếu bà ta chỉ nợ tiền và không trả, pháp luật không ràng buộc một thời hạn nhất định để trả tiền và vẫn còn những cơ hội khác để làm ăn, kiếm tiền trả nợ, tuy nhiên việc truy cứu TNHS nhiều khả năng sẽ khiến bà phải ngồi tù!

    Với tội này, khung hình phạt có thể dao động từ 6 tháng đến 20 năm (trong trường hợp số tiền chiếm đoạt là 500 triệu đồng trở lên).

    Giả chết là một cách trốn nợ sai lầm!

    Điều 19 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ:

    "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật."

    Chính vì điều này, khi các vụ án mạng được thông tin đến cơ quan chức năng, gần như chắc chắn sẽ phải có người đến điều tra làm rõ vụ việc để chắc chắn rằng không có dấu hiệu của hành vi tước đoạt tính mạng trái luật!

    Khoản 3 Điều 8 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự cũng ghi nhận nhiệm vụ của cơ quan này là:

    "Tiến hành Điều tra các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do luật định để phát hiện, xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội; lập hồ sơ, đề nghị truy tố"

    Nhiều người cho rằng vì con cái của bà kể với hàng xóm rằng bà bị giết nên công an mới vào cuộc điều tra, nhưng sự thật là kể cả khi có người tự sát hoặc mất tích khỏi nơi cư trú mà không có lý do, cơ quan chức năng có nghĩa vụ phải xác minh vụ việc kịp thời, đúng pháp luật!

    Tóm lại, kể cả khi bạn muốn làm việc sai trái, điều đầu tiên cần phải nắm rõ là quy định của pháp luật về việc mình chuẩn bị làm!

     
    1199 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/04/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận