Vụ chiếm đất công Từ Liêm: Bản án chưa thấu tình đạt lý

Chủ đề   RSS   
  • #156784 21/12/2011

    khongtenlawyer

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/12/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Vụ chiếm đất công Từ Liêm: Bản án chưa thấu tình đạt lý

    Vụ chiếm đất công Từ Liêm: Bản án chưa thấu tình, đạt lý!

    Ngày 21/11 thay mặt HĐXX, thẩm phán Lại Vĩnh Trung, Chủ tọa phiên tòa xử vụ án liên quan tới lấn chiếm đất công ở Từ Liêm (Hà Nội) đã đọc lời tuyên án, buộc tội các bị cáo Ngô Quang Anh, Hoàng Đình Trọng và Vũ Tiến Phùng theo điều 122 Bộ luật Hình sự.
    Theo đó, bị cáo Ngô Quang Anh (Trưởng phòng Công chứng Mỹ Đình) phải chịu mức án 15 tháng tù giam, bị cáo Hoàng Đình Trọng (Trưởng Văn phòng Luật sư PGVN) phải chịu mức án 12 tháng tù giam và bị cáo Vũ Tiến Phùng, phải phải chịu mức án 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

    Án đã tuyên nhưng chưa thấu tình đạt lý ? (Từ trái sang, ông Vũ Tiến Phùng, Ngô Quang Anh, Hoàng Đình Trọng)
    Cả 3 bị cáo đều bị Hội đồng xét xử (HĐXX) buộc tội “vu khống” vì các hành vi: soạn thảo đơn (đối với bị cáo Anh, mặc dù không ký tên); tư vấn, chỉnh sửa, đóng dấu giáp lai vào đơn và đóng dấu treo vào phong bì (đối với bị cáo Trọng) trước khi gửi đơn tố cáo khẩn cấp; tổ chức, vận động người dân ký đơn tố cáo nhóm người lạ mặt nhảy dù xây nhà trái phép (đối với bị cáo Phùng) đối với ông Lê Xuân Trường, Bí thư huyện ủy Từ Liêm.
    Tuy nhiên, trong bản án được thẩm phán Lại Vĩnh Trung tuyên tại phiên tòa, việc truy tố đối với tội danh “vu khống” dành cho các bị cáo không căn cứ theo điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự như được viện dẫn trong Quyết định khởi tố vụ án mà được chuyển sang truy tố theo điều 106 Bộ luật này.
    Như chúng tôi đã đưa tin, trong 2 ngày 16 và 17/11, ở phần thẩm vấn và tranh luận tại phiên tòa, HĐXX và đại diện Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Từ Liêm đã cho rằng, hành vi phạm tội của các bị cáo được phát hiện và khởi tố từ lá đơn “Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự” của ông Lê Xuân Trường, Bí thư huyện ủy Từ Liêm.
    Theo tài liệu do các luật sư cung cấp cho phóng viên, tại quyết định khởi tố vụ án số 194 (ĐTHS) ngày 11/5/2011 do thượng tá Nguyễn Văn Lân, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra (CQCSĐT)- Công an huyện Từ Liêm ký, nêu rõ: “căn cứ đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại; tài liệu chứng cứ thu thập được”. Sau khi xác định có dấu hiệu tội phạm “vu khống” quy định tại khoản 2, điều 122 Bộ luật Hình sự, CQCSĐT đã “căn cứ điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự” và điều 34, 100 và 104 Bộ luật Tố tụng Hình sự để khởi tố vụ án. Trước khi ban hành các quyết định nếu trên, 13 người liên quan đến lá đơn tố cáo khẩn cấp đã bị CQCSĐT- Công an huyện Từ Liêm mời lên, tạm giữ, tạm giam, lấy lời khai. Sau khi lấy lời khai của những người liên quan nêu trên, ngày 22/5/2011 CQCSĐT- Công an huyện Từ Liêm đã ký quyết định khởi tố bị can mang số 356, 257, 360 và được VKSND huyện Từ Liêm phê chuẩn tại các quyêt định khởi tố bị can số 363, 364 và 356 cùng ngày.
    Tại phiên tòa, trong phần tranh luận, các luật sư bào chữa cho các bị cáo đều cho rằng, CQCSĐT khởi tố vụ án căn cứ vào lá đơn “Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự” của ông Lê Xuân Trường, Bí thư huyện ủy Từ Liêm theo điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự là không có cơ sở. Lý lẽ mà các luật sư nêu ra là: Thứ nhất, người bị hại không xác định được thiệt hại của mình do hành vi của những người “vu khống” gây ra; thứ hai, trong hồ sơ vụ án, không có lời khai của người bị hại do việc ủy quyền giữa ông Lê Xuân Trường và ông Bạch Đăng Tân là không đúng quy định pháp luật (duy nhất chỉ có 1 bản ghi lời khai của ông Bạch Đăng Tân); thứ ba, hành vi pháp lý của những người soạn thảo, ký vào lá đơn tố cáo khẩn cấp có nội dung “vu khống” ông Lê Xuân Trường, Bí thư huyện ủy Từ Liêm vẫn đang thuộc phạm vi của Luật khiếu nại, tố cáo và Luật Phòng, chống tham nhũng cho phép. Khi các cơ quan chức năng chưa có quyết định, văn bản trả lời nội dung trong đơn tố cáo của 13 công dân nêu trên đúng hay sai thì chưa đủ căn cứ khởi tố vụ án; thứ tư, nội dung đơn tố cáo của các công dân (trong đó có liên quan của 3 bị cáo) là đúng vì ngay sau khi họ bị bắt, UBND huyện Từ Liêm đã tổ chức cưỡng chế, phá dỡ ngôi nhà xây dựng trái phép tại vị trí khu đất được nêu trong đơn; thứ năm, nhóm người lạ mặt ngang nhiên xây nhà trái phép trên khu đất lấn chiếm, từ khi bị tố cáo đến nay vẫn chưa được cơ quan chức năng xác minh, làm rõ; thứ sáu, bị cáo Anh và Trọng là những cá nhân, làm việc trong pháp nhân có chức năng, nhiệm vụ được phép soạn thảo, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho công dân, tổ chức, nhằm bảo vệ tài sản của Nhà nước theo luật định, nhưng họ không ký tên vào đơn tố cáo, không đủ cơ sở khẳng định hành vi phạm tội vu khống.
    Có lẽ, HĐXX đã ghi nhận những ý kiến tranh luận của các luật sư tại phiên tòa về căn cứ được nêu tại quyết định khởi tố vụ án hình sự số 194 (ĐTHS) nên khi nghị án, HĐXX đã thay đổi từ căn cứ vào điều 105 sang điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự. Nội dung của khoản 1, điều 106 quy định: “Khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra hoặc còn có tội phạm khác thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự”. Có nghĩa là, căn cứ vào quy định này, CQCSĐT và VKSND quyết định khởi tố vụ án theo chức năng của mình mà không cần đến cầu của người bị hại.
    Phiên tòa khép lại, các luật sư và những người tham dự phiên tòa đều ngỡ ngàng và lo ngại cho những ai đã và đang tham gia tích cực vào việc tư vấn, soạn thảo, ký vào những lá đơn có nội dung tố cáo, chống tiêu cực, tham nhũng liên quan đến những cán bộ có chức, có quyền khi chưa đủ chứng cứ cụ thể hiện nay. Và, không ít luật sư có mặt tại phiên tòa, sau khi nghe tuyên án cũng lo ngại rằng, bản thân mình cũng đã từng tư vấn, soạn thảo và đóng dấu giáp lai vào các đơn thư tố cáo của công dân nhưng may thay, vẫn chưa bị truy tố trước pháp luật.
    TRẦN CƯỜNG
    NGUỒN INFO.NET
    2  

    View comments

     
    5515 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn khongtenlawyer vì bài viết hữu ích
    dinhanh09 (28/12/2011) luyfanh (26/12/2011) ldoan (22/12/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #157530   26/12/2011

    luyfanh
    luyfanh

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    #cdcdcd;background-image: initial; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: #dbdbdb; color: #000000; font: normal normal normal 8pt/normal tahoma, 'ms sans serif', verdana, arial, helvetica, sans-serif;">
    #ffffff; color: #000000;">
    Dưới đây là một số nhận xét của tôi
    Theo luật khiếu nại tố cáo người tố cáo không phải có căn cứ, bằng chứng về nội dung mình tố cáo, họ phải có nghĩa vụ về nội dung tố cáo của mình là đúng sự thật. Trong vụ án này sự thật đã không được tìm thấy vì không tìm được kẻ chiếm đất. Căn cứ tố cáo là có vì đất lấn chiếm có thật. Vậy khởi tố vụ án kể cả theo điều tra của CQCSĐT là thiếu cơ sở.
    Đơn khiếu nại tố cáo phải được giải quyết theo luật khiếu nại tố cáo, trong trường hợp này đo ông bí thư là thành uỷ viên thì phải đươc sự xem xét bằng văn bản của Ban kiểm tra Đảng thuộc thành uỷ Hà Nội. Sau đó mới có cơ sở khởi tố người tố cáo vì vu khống nếu người bị tố cáo có yêu cầu.
    Đây là loại tội danh "khởi tố theo yêu cầu người bị hại" vậy người bị hại phải có đơn, đọc lời luận tội của mình tại phiên toà, bắt buộc phải có lời khai, chứng minh thiệt hại...
    Không được uỷ quyền mà chỉ có người đại đại diện mới được thay mặt người bị hại trong trường hợp bị hại không đủ năng lực hành vi.
    Luật khiếu nại tố cáo không công nhận đơn tố cáo đông người, nặc danh hoặc qua email, vậy trong trường hợp này bắt buộc người tố cáo phải ký đơn mới thể hiện ý chí của mình.
    Làm ơn không nhầm lẫn đơn tố cáo và tài liệu chống chình quyền, chống đảng để coi nó là công cụ, bằng chứng của một vụ án hình sự thông thường. Chỉ có người nào phải "biết rõ" mới cấu thành tội vu khống.
    Nếu bạn soạn đơn mà không gửi thì có phạm tội không, nếu đọc đơn mà không ký thì có tội không hoặc giả sử tôi khởi xướng tố cáo ông A, nhưng sau đó điều tra lại tôi sợ không ký, mọi người khác vẫn ký thì liệu tôi có đồng phạm ko. Đây là cấu thành ý thức, không thể coi là đã phạm tội.
    Theo bạn thời điểm phạm tội là lúc nào: soạn, in ấn, ký, gửi ... 
    Theo tôi, thời điểm đó là thời điểm ký đơn. 
    Vấn đề là Dân họ tố cáo trước, sao ko điều tra mà khởi tố ngay người tố cáo, căn cứ sai sự thật đâu? Ai có quyền bị tố cáo nhưng được tự nhận là mình không liên quan?
    Nghĩa vụ chứng minh tội phạm là của CQCSĐT không phải của người tố cáo. Nếu vụ án này là đúng PL thì tât cả người tố cáo đều có thể bị khởi tố vì không có chứng cứ nếu CQCSĐT không điều tra hoặc coi chứng cứ dù có là không đúng.
    Vụ án này chỉ có thể kết luận: Nội dung tố cáo đất là đúng, về người bị tố cáo thì không có đủ cơ sở để chứng minh ông bí thư liên quan, không thể nói là nội dung này sai sự thật vì không thể tìm được sư thật (do CQCSĐT không thể tìm ra thủ phạm) 
    Cám ơn nhiều
    Tôi có đường link của một LS đoàn LS TP HÀ NÔI gửi để mọi người nghiên cứu cùng bình luận: 
    #2b8bc7; text-decoration: none;">http://vuchiemdatcongtuliem.blogspot.com/ 
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luyfanh vì bài viết hữu ích
    dinhanh09 (28/12/2011)
  • #157908   28/12/2011

    dinhanh09
    dinhanh09

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Thật không thể hiểu nổi người chỉ đạo vụ án này có còn ý thức về chính trị nữa hay không. Vụ án phản cảm như thế, kẻ chiếm đất "trốn thoát", người dân tố cáo bị bắt, quốc hội đang họp bàn về cơ chế bảo về người tố cáo ... . Làm thế này thì bằng gián tiếp nhận là mình "bảo kê" chiếm đất, chiếm không được thì dùng quyền lực trả thù còn gì nữa!!!
     
    Báo quản trị |