Vòng luẩn quẩn từ hệ lụy vay mượn không rõ ràng

Chủ đề   RSS   
  • #567641 03/02/2021

    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Vòng luẩn quẩn từ hệ lụy vay mượn không rõ ràng

    Vay mượn tiền bạc nhưng ghi giấy tờ không rõ ràng đã khiến đương sự rơi vào vòng luẩn quẩn, oan uổng với 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Không đồng ý, bà Ngân đã làm đơn kháng cáo và ngày 25/9/2019, Viện trưởng VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng có Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm số 89/QĐKNGĐT-VKS.

    Theo giấy mượn tiền đề ngày 24/4/2017, bà Trịnh Thị Ngân (trú thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vay số tiền 2,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, giấy không ghi rõ vay của ai (?).

    Ngày 26/4/2017, bà N.T P.D. (trú, tỉnh Gia Lai) viết giấy biên nhận thể hiện bà có nhận của bà Ngân 1 sổ đỏ số K6206467 và số tiền 2,5 tỷ đồng. Giấy biên nhận ghi rõ việc bà D. nhận tiền của bà Ngân là “để trả cho bà N.T.N.Đ.( trú địa phương)”.

    “Cũng chính từ đây tôi bắt đầu rơi vào một vòng luẩn quẩn kiện tụng. Thực chất, tôi vay tiền bà D., còn bà D. đi vay bà Đ.. Tôi đã vay tiền cho bà D., và giấy tờ cũng ghi rõ, bà D. đã nhận tiền của tôi để trả cho bà Đ. Giờ bà Đ. gửi đơn khởi kiện buộc tôi phải trả 2,6 tỷ đồng thế chẳng khác nào tôi trả 2 lần tiền. Về mặt giao dịch dân sự tôi có liên quan gì đến bà Đ. đâu mà sao giờ rơi vào vòng luẩn quẩn, kiện tụng này” - bà Ngân nghẹn ngào nói.

    Tại Bản án số 22/2018/DSST ngày 6/11/2018 của TAND huyện Đak Đoa đã buộc bà Ngân phải trả bà Đ. số tiền hơn 2.9 tỷ đồng, trong đó có 2.6 tỷ đồng tiền gốc và 392 triệu đồng tiền nợ lãi. Sau đó bà Ngân kháng cáo.

    Theo đó, ngày 5/7/2019 TAND tỉnh Gia Lai mở phiên dân sự phúc thẩm và tại bản án số 24/2019/DSPT đã tuyên xử chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn Trịnh Thị Ngân; sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 22/2018/DSST. Theo đó, buộc bà Ngân trả bà Điệp 2.6 tỷ đồng tiền gốc và số nợ lãi là hơn 391 triệu đồng (chênh lệch khoảng 1 triệu đồng so với bản án sơ thẩm –PV).

    Cho rằng cả 2 bản án còn thiếu sót, ngày 25/9/2019, Viện trưởng VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng có Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm số 89/QĐKNGĐT-VKS.

    Theo quyết định kháng nghị này, về hình thức, cấp sơ thẩm, phúc thẩm không đưa bà N.T.P.D vào tham gia tố tụng là vi phạm khoản 4, Điều 68 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

    Quyết định kháng nghị cũng chỉ ra rằng, các cấp tòa sơ thẩm, phúc thẩm không làm rõ thỏa thuận thực tế của các bên khi cho bà Ngân vay tiền. Theo đó, ai là người đứng ra cho bà Ngân vay tiền? Ai là người thu nợ? Bà Ngân trả nợ cho ai?... Do đó, Viện trưởng VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng kháng nghị giám đốc thẩm hủy các bản án nêu trên và trả hồ sơ cho TAND huyện Đak Đoa xét xử sơ thẩm lại theo quy định.

    Tuy nhiên, Quyết định giám đốc thẩm số 70/2019/DS-GĐT ngày 26/11/2019 của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng không chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số nêu trên của Viện trưởng Viện trưởng VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng.

    Trước quyết định này, bà Ngân cho biết sẽ “đội đơn” tiếp tục đề nghị VKSND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm đối với Quyết định giám đốc thẩm số 70/2019/DS-GĐT của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng vì cho rằng bản thân mình quá oan uổng.

    Theo các bạn trường hợp này nên thế nào?

    (Theo báo Đời sống&Pháp luật)

    Cập nhật bởi toanvv ngày 03/02/2021 11:04:44 CH Cập nhật bởi toanvv ngày 03/02/2021 11:03:33 CH

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    2081 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/02/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận