Vốn góp được tính theo VND hay USD?

Chủ đề   RSS   
  • #580539 22/02/2022

    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Vốn góp được tính theo VND hay USD?

    Hiện nay, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Với hình thức đầu tư FDI thì vốn góp được xác định bằng ngoại tệ hay đồng Việt Nam.

    Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 06/2019/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam quy định:

    "Nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam được thực hiện góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam theo mức vốn góp của nhà đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành), Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, hợp đồng PPP đã ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tài liệu khác chứng minh việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật".

    Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định "... b) Tương ứng với loại ngoại tệ thực hiện góp vốn đầu tư, chỉ được mở 1 tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng loại ngoại tệ đó tại 1 ngân hàng được phép.

    c) Trường hợp thực hiện đầu tư bằng đồng Việt Nam, được mở 1 tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép...".

    Căn cứ các quy định nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng ngoại tệ hoặc VND tương ứng với đồng tiền thực góp của nhà đầu tư nước ngoài, phù hợp với mức vốn góp ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

    Liên quan đến việc xác định tỷ lệ chuyển đổi giá, nhà đầu tư đã góp đủ vốn bằng USD thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, trường hợp dop tỷ giá giảm nên có sự chênh lệnh số vốn góp bằng tiền VND, thì ngân hàng có cho nhà đầu tư góp thêm.

    Theo Điều 67 Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định:

    “e) Xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ

    - Khi giấy phép đầu tư quy định vốn điều lệ của doanh nghiệp được xác định bằng ngoại tệ tương đương với một số lượng tiền Việt Nam Đồng, việc xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ (thừa, thiếu, đủ so với vốn điều lệ) được căn cứ vào số lượng ngoại tệ đã thực góp, không xem xét tới việc quy đổi ngoại tệ ra Việt Nam Đồng theo giấy phép đầu tư.”

    Từ quy định trên, nếu doanh nghiệp nhận vốn góp bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra Việt Nam đồng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm góp vốn, trong trường hợp này không phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái. Tức là tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và đồng Việt Nam đồng được xác định vào thời điểm góp vốn tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

     
    1283 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dtlanh99 vì bài viết hữu ích
    admin (31/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #580739   27/02/2022

    Vốn góp được tính theo VND hay USD?

    Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng ngoại tệ hoặc VND tương ứng với đồng tiền thực góp của nhà đầu tư nước ngoài, phù hợp với mức vốn góp ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm kiểm tra, xem xét các giấy tờ và thực hiện ghi nhận phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/các giấy tờ khác tương đương và các quy định pháp luật liên quan tại thời điểm góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

     
    Báo quản trị |  
  • #580742   27/02/2022

    Cảm ơn thông tin bạn đã cung cấp rất hữu ích. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, giao dịch ngoại thương diễn ra ngày càng phổ biến. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng sôi nổi, đặt ra nhiều vấn đề về kế toán đối với các giao dịch bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau. Việc lựa chọn đơn vị tiền tệ là Đồng Việt Nam hay đồng tiền khác sẽ phụ thuộc vào quy định hiện hành cũng như đánh giá của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp lựa chọn đồng tiền nào là đơn vị tiền tệ cần xem xét trên cơ sở các giao dịch chủ yếu, cũng như cân nhắc các ảnh hưởng đến việc hạch toán kế toán thông qua việc xác định tỷ giá hạch toán các giao dịch phát sinh trong kỳ và đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ.

     
    Báo quản trị |