Vốn chủ sơ hữu trên đăng ký kinh doanh và BCTC khác nhau

Chủ đề   RSS   
  • #318576 15/04/2014

    vuductrong91

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vốn chủ sơ hữu trên đăng ký kinh doanh và BCTC khác nhau

    Công ty em đăng ký kinh doanh thì đăng ký vốn điều lệ là 1ty8 nhưng trong BCTC thì vốn chủ sở hữu lại có 1 trăm triệu. Luật sư cho em hỏi như vậy có phạm luật không. và cách nào thay đổi Vốn chủ sở hữu trên BCTC lên đúng 1ty 8 không.

    Em xin chân thành cảm ơn

     
    5162 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #318602   15/04/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Cái này thì không vi phạm, nhưng dựa trên BCTC có thể đánh giá được năng lực họat động của công ty của mình.

    Sự khác biệt cơ bản giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là vốn điều lệ chỉ ghi con số có tính chất đăng ký. Còn vốn chủ sở hữu, qua quá trình vận hành của DN, các khoản lãi/lỗ có thể làm thay đổi phần lãi giữ lại, khiến cho vốn chủ sở hữu trên thực tế thay đổi. Khi DN phát hành cổ phần mới có thể phát sinh khoản thặng dư vốn cũng tác động đến vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, việc chuyển đổi các trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần, tức là biến tài sản nợ thành tài sản vốn, vốn chủ sở hữu của DN tiếp tục tăng lên.
     
    Trường hợp vốn điều lệ lớn hơn vốn chủ sở hữu có thể bắt nguồn từ việc chưa góp đủ vốn hay vốn chủ sở hữu giảm đi do phần lỗ trong hoạt động kinh doanh của DN. NĐT cần căn cứ vào vốn điều lệ để có thể biết được số cổ phần mà công ty đã phát hành. Trong nhiều trường hợp, thông tin này được sử dụng làm căn cứ pháp lý khi DN phát sinh các vấn đề về tranh chấp, giải thể hay đơn giản để biết được liệu một DN đã hoàn thành nghĩa vụ quan trọng là đã đóng góp đủ vốn hay chưa.
     
    Nếu phát sinh các vấn đề tranh chấp, hay phải bồi thường, các cổ đông có nghĩa vụ góp đủ số vốn đã đăng ký. Đây là yêu cầu pháp luật để bảo đảm quyền lợi các bên liên quan, đặc biệt là chủ nợ của công ty. Việc chưa góp đủ vốn hoặc lỗ làm giảm hiệu quả kinh doanh và giảm vốn chủ sở hữu có thể gây ra hạn chế trong trường hợp công ty muốn kêu gọi thêm vốn từ các cổ đông mới, hoặc từ đối tác vốn. Tuy nhiên, có những DN dù liên tục lỗ và giảm vốn cổ đông, nhưng vẫn thu hút được vốn đầu tư mới, do tiềm năng tương lai trong xu hướng lạc quan của thị trường và ngành. Phản ứng từ phía NĐT là thước đo thể hiện sự lạc quan hay bi quan trước rủi ro mà DN đối mặt.
     
    Theo baomoi.com
     
    Báo quản trị |