Vợ không cho gặp con khi chưa có bản án ly hôn?

Chủ đề   RSS   
  • #554998 16/08/2020

    Hohoangduu

    Sơ sinh

    Hậu Giang, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Vợ không cho gặp con khi chưa có bản án ly hôn?

    Chào luật sư.

    Vợ chồng e có mâu thuẩn chuyện tiền muốn ly hôn nhưng 2 đứa e chưa có bản án quyết định của tòa án. Khi đi vợ e mang con e theo đến nay hơn nửa tháng mà vẫn không cho e gặp con e và rước về chơi.

    Vậy thưa luật sư vợ e làm vậy đúng hay ko ạ.

     
    1573 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hohoangduu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/08/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #556155   30/08/2020

    tuanhh18
    tuanhh18
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2020
    Tổng số bài viết (151)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Theo quy định pháp luật về hôn nhân gia đình thì sau khi có bản án quyết định của tòa án hoặc hai bên có thỏa thuận thì mới có thể xác định được người có quyền nuôi con sau khi ly hôn. Trường hợp vợ bạn chưa thỏa thuận và chưa có quyết định của tòa án đã mang con theo và cản trở bạn thăm con là đang có hành vi vi phạm lĩnh vực hôn nhân gia đình.

    Theo quy định tại Điều 82, Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu vi phạm có thể bị xử phạt theo điều 53, Nghị định 167/2013/NĐ-CP.  

     

     
    Báo quản trị |  
  • #556165   30/08/2020

    Thanhulaw94
    Thanhulaw94

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2020
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 450
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó Điều 53 quy định về hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau:
     
    "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau."
     
    Do đó, vợ bạn nếu có hành vi cố tình ngăn cản việc thăm nom con của bạn trong thời kỳ hôn nhân hoặc thậm chí sau khi khi ly hôn thì vẫn bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng – 300.000 đồng.
     
    Báo quản trị |  
  • #556181   30/08/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Theo Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì "Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật". Tuy nhiên việc chấm dứt quan hệ hôn nhân không đồng nghĩa với việc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ với con cái.

    Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ có quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Theo thông tin bạn cung cấp, hiện tại chưa có bản án quyết định của tòa án, nhưng vợ bạn mang con theo đến nay hơn nửa tháng mà vẫn không cho bạn gặp con và rước về chơi. Do đó đây là hành vi phạm pháp luật, ngăn cản việc bạn thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với con mình.

    Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể:

    Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

     
    Báo quản trị |