Vợ đơn phương xin ly hôn và giành quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #515210 12/03/2019

    ChuongNguyen76

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/03/2019
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Vợ đơn phương xin ly hôn và giành quyền nuôi con

    Chào mọi người, tôi xin mọi người tư vấn giúp tôi với.

    Vợ chồng tôi sống chung nhau (có đăng ký kết hôn) cùng với đứa con riêng của vợ, từ khi vợ tôi sinh bé thứ 2 (con chung 2 vợ chồng) được 2 tháng thì vợ tôi cùng đứa con riêng bỏ về bên em vợ sống, lấy lý do là chăm sóc cho đứa con riêng nên ở bên đó và lâu lâu mới về nhà, bỏ mặc 1 mình tôi chăm sóc con nhỏ tới nay. Năm 2018, vợ tôi lấy lý do tôi không thương yêu chăm sóc cho con riêng nên gửi đơn xin ly hôn và sau đó Tòa hòa giải thành. Sau đó vợ tôi vẫn không chịu về nhà sống để cùng tôi chăm sóc con, lâu lâu mới về thăm con 1-2 ngày. Nay vợ tôi lấy lý do tôi bỏ bê không chăm sóc con, nói tôi không cho về nhà thăm con và đòi ly hôn giành quyền nuôi con. Trong khi tôi luôn chăm sóc con tôi kỹ càng từ lúc bé sinh đến giờ được 23 tháng và bé lớn khôn không bị bệnh tật gì, chìa khóa nhà thì vợ tôi có nhưng vợ tôi không thèm mở mà bày trò gọi cửa ra vẻ là tôi không cho vào nhà để hàng xóm thấy. Hàng xóm chỗ tôi thì biết rõ mọi việc vợ tôi đã bỏ đi và hằng ngày vẫn thường xuyên về xóm tôi ngồi lê đặt điều nói xấu chồng. Tôi thì muốn gìn giữ gia đình và không muốn làm tổn thương cho con cái sau này nên tôi không đồng ý ly hôn.

    Vậy trong trường hợp của tôi thì Tòa án có giải quyết cho ly hôn đơn phương không khi hòa giải không thành và tòa án có xét cho tôi được quyền nuôi con không trong trường hợp xử ly hôn. Tôi phải làm những gì để được tiếp tục trực tiếp nuôi con khi bé mới chỉ được 23 tháng tuổi.

    Xin cám ơn.

    Cập nhật bởi ChuongNguyen76 ngày 12/03/2019 11:39:59 SA Cập nhật bởi ChuongNguyen76 ngày 12/03/2019 11:38:44 SA
     
    3093 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #515218   12/03/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Luật hôn nhận gia đình 2014 quy định về quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà không thoả thuận được đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi:
     
    “3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.” (khoản 3, Điều 81 Luật HNGĐ 2014)
     
    Theo quy định trên, về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi. Với những thông tin mà anh cung cấp có thể thấy điều kiện về vật chất của anh có nhiều thuân lợi hơn để giành quyền nuôi con.
     
    Vì vậy, do con của anh chị dưới 36 tháng tuổi mà vợ anh lại thuộc trường hợp không đủ điều kiện để “trực tiếp” trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con,… bỏ về nhà em vợ sống cùng con riêng, không thăm nom con thường xuyên, tuy không có nhà ở ổn định nhưng sau khi ly hôn, chị vẫn có thể ở với bà ngoại (nếu còn), chị được phân chia một phần tài sản chung của vợ chồng, có thời gian trực tiếp chăm sóc con riêng,...  Vì tòa đã hòa giải thành nhưng vợ vẫn không về sống chung điều này có nghĩa một phần chị đã hết tình cảm với anh, nhưng đứa con chị cũng không quan tâm đến là điều kiện để quy vào trường hợp không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con, và có vẻ như vợ anh cũng không muốn nuôi đứa con này. Mặt khác, nếu anh nuôi con thì vợ có nghĩa vụ cấp dưỡng một khoản tiền hợp lý để hỗ trợ anh nuôi con nhỏ. Cho nên, với những điều kiện như vậy thì khả năng Toà án giao con dưới 36 tháng tuổi cho anh chăm sóc, nuôi dưỡng là rất lớn.
     
    Trong trường hợp này anh không nói rõ, vợ anh có công việc ổn định, thu nhập tốt và có thời gian dành cho con hay không và có mong muốn được nuôi cháu nhỏ dưới 36 tháng tuổi hay không nên khó có thể xét về hướng nào có lợi cho anh. Vì vậy mình chỉ nêu ý kiến cá nhân dựa trên thông tin anh cung cấp.
     
    Trường hợp mà vợ anh muốn nhận nuôi cả cháu nhỏ dưới 36 tháng tuổi mà thông tin đều có lợi về phía vợ anh thì khi con đủ 36 tháng tuổi, anh có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
     
    Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
     
    1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
     
    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
     
    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
     
    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
     
    3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
     
    Khi có yêu cầu của anh, Toà án sẽ xem xét lại điều kiện nuôi con của người vợ, nếu không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Thì toà án sẽ quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
    Cập nhật bởi DT_DA ngày 12/03/2019 12:49:29 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    ChuongNguyen76 (13/03/2019)
  • #515237   12/03/2019

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Xin hỗ trợ anh như sau:

    Dựa vào thông tin một hướng do anh cung cấp (nếu đúng sự thật).

    Thứ nhất, Tòa án cấp sơ thẩm sẽ không chấp nhận yêu cầu xin ly hôn của vợ anh, vì không thuộc những trường hợp được đơn phương ly hôn.

    Thứ hai, con dưới 36 tháng tuổi thì mặc nhiên giao cho mẹ nuôi. Tuy nhiên, anh chứng minh được người mẹ bỏ đi không chăm nom giáo dục con cái, thiếu trách nhiệm của một người mẹ, để anh chăm nom con từ bé đến nay (con vẫn sống với anh) thì anh hoàn toàn có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn. Nhưng đã không xảy ra trường hợp ly hôn thì làm sao xảy ra việc giành quyền nuôi con (trừ khi anh đồng ý thuận tình ly hôn).

    Thứ ba, riêng tôi muốn nói với anh, anh nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao vợ anh lại cư xử như vậy và tìm cách giải quyết để vợ chồng trở nên hòa thuận cùng nhau nuôi dạy con cái. Còn nếu do vợ anh không còn tình cảm, thiếu trách nhiệm của một người vợ và mẹ thì nên cho nhau lối đi riêng, tranh thủ thời gian này thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh giành quyền nuôi con và sau đó đồng ý thuận tình ly hôn theo yêu cầu của vợ anh (vì đã không còn tình cảm thì rất khó sống và trở lại như trước).

    Cập nhật bởi lawyerinthefuture ngày 12/03/2019 07:55:54 CH

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lawyerinthefuture vì bài viết hữu ích
    ChuongNguyen76 (13/03/2019)
  • #515552   20/03/2019

    zichzach79
    zichzach79
    Top 500
    Male
    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (138)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 90 lần


    lawyerinthefuture viết:

    Xin hỗ trợ anh như sau:

    Dựa vào thông tin một hướng do anh cung cấp (nếu đúng sự thật).

    Thứ nhất, Tòa án cấp sơ thẩm sẽ không chấp nhận yêu cầu xin ly hôn của vợ anh, vì không thuộc những trường hợp được đơn phương ly hôn.

    Thứ hai, con dưới 36 tháng tuổi thì mặc nhiên giao cho mẹ nuôi. Tuy nhiên, anh chứng minh được người mẹ bỏ đi không chăm nom giáo dục con cái, thiếu trách nhiệm của một người mẹ, để anh chăm nom con từ bé đến nay (con vẫn sống với anh) thì anh hoàn toàn có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn. Nhưng đã không xảy ra trường hợp ly hôn thì làm sao xảy ra việc giành quyền nuôi con (trừ khi anh đồng ý thuận tình ly hôn).

    Thứ ba, riêng tôi muốn nói với anh, anh nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao vợ anh lại cư xử như vậy và tìm cách giải quyết để vợ chồng trở nên hòa thuận cùng nhau nuôi dạy con cái. Còn nếu do vợ anh không còn tình cảm, thiếu trách nhiệm của một người vợ và mẹ thì nên cho nhau lối đi riêng, tranh thủ thời gian này thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh giành quyền nuôi con và sau đó đồng ý thuận tình ly hôn theo yêu cầu của vợ anh (vì đã không còn tình cảm thì rất khó sống và trở lại như trước).

    Chủ thớt nghe mem này nói đúng nè....nếu không còn tình cảm thì nên chia tay và lo cho tương lai phía trước. còn không thì hãy tìm hiểu lý do cho chính đáng và thật kỹ khi quyết định.

     
    Báo quản trị |  
  • #515270   13/03/2019

    ChuongNguyen76
    ChuongNguyen76

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/03/2019
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Mẹ tôi và anh em tôi đều sống ở nước ngoài và chỉ còn duy nhất 1 mình tôi ở Việt Nam, việc tôi chăm sóc nuôi dạy bé từ lúc mới sinh đến nay thì hàng xóm láng giềng đều biết và họ còn biết rõ việc vợ tôi hằng ngày vẫn về khu vực tôi ở ngồi lê từ sáng cho tới chiều mà không chịu về nhà chăm sóc con và tôi cũng đã nhờ nhiều người khuyên nhủ nhưng vợ tôi toàn ăn nói ngang tàng nên họ cũng nản. Tôi có cho thuê phòng trong nhà và thu nhập ổn định, bên cạnh đó công việc của tôi là làm tại nhà, nói chung là là tôi vừa có thời gian làm việc vừa có thời gian chăm sóc con, tất cả mọi chi phí nuôi bé do 1 tay tôi lo hết. Như vậy thì Tòa án sẽ giải quyết thế nào? Tôi nghe phong phanh là vợ tôi có "nhờ", tôi không biết là người ta có vì "tiền" mà bán rẻ lương tâm không. Tôi vẫn luôn hy vọng là luật pháp công bằng và phán xử có lý có tình.

    Xin cám ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #515273   13/03/2019

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Như vậy, anh có đồng ý ly hôn hay không? Nếu đã không còn cách cứu chữa và chấp nhận ly hôn thì chúng ta sẽ trao đổi tiếp.

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lawyerinthefuture vì bài viết hữu ích
    ChuongNguyen76 (14/03/2019)
  • #515291   14/03/2019

    ChuongNguyen76
    ChuongNguyen76

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/03/2019
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi không đồng ý ly hôn vì tôi không muốn con tôi phải chịu tổn thương về mặt tinh thần, ảnh hưởng đến cuộc sống, tương lai hạnh phúc của con sau này. Tôi vẫn còn thương vợ và muốn đế thời gian cho vợ tôi hồi tâm mà thay đổi suy nghĩ.

    Cập nhật bởi ChuongNguyen76 ngày 14/03/2019 10:06:03 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #515542   20/03/2019

    Anh không muốn ly hôn nhưng nếu vợ anh đã quyết ly hôn như vậy thì tòa vẫn sẽ giải quyết, vì mục đích hôn nhân phải xuất từ 2 phía. Về quyền nuôi con, quy định là tòa sẽ ưu tiên quyền nuôi con cho người mẹ trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi. ANh có thể đợi khi con đủ 36 tháng tuổi rồi yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.

     
    Báo quản trị |