Vợ chồng lập di chúc chung thì khi nào được phép sửa đổi?

Chủ đề   RSS   
  • #598512 04/02/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Vợ chồng lập di chúc chung thì khi nào được phép sửa đổi?

    Không ít các cặp vợ chồng lập di chúc chung với nhau để đảm bảo ý chí của cả hai người đều đồng nhất. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian mà một trong 02 người bị bệnh hoặc không còn sống thì người còn lại có được tự thay đổi di chúc?
     
    Đây là một tình huống khó xử cho người thực hiện di chúc khi nên tiếp tục thực hiện theo di nguyện từ di chúc đã lập từ trước, trường hợp thay đổi di chúc mà người kia đã mất thì di chúc có giá trị pháp lý hay không?
     
    vo-chong-lap-di-chuc-chung-thi-khi-nao-duoc-phep-sua-doi?
     
    1. Vợ chồng có được lập di chúc chung hay không?
     
    Hiện hành pháp luật về dân sự không còn quy định di chúc lập chung giữa vợ chồng kể từ Bộ luật Dân sự 2005 hết hiệu lực. Nguyên nhân như đã nói ở trên khi muốn sửa chữa, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc phải được sự đồng ý của người còn lại. 
     
    Ngoài ra, nếu một người đã mất thì người còn lại chỉ được sửa đổi, bổ sung di chúc với phần tài sản của mình. Lúc này, để phân chia và xác định phần tài sản của người này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
     
    Dù vậy, Bộ luật Dân sự 2015 cũng không cấm vợ chồng lập di chúc chung mà họ có thể thỏa thuận với nhau về nội dung di chúc miễn phù hợp với quy định pháp luật về lập di chúc và thừa kế.
     
    2. Di chúc của vợ chồng phải hợp pháp
     
    Căn cứ Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 khi di sản là tài sản chung của vợ chồng nhưng chỉ được một người đại diện lập vì vậy di chúc này phải đáp ứng các điều kiện sau thì hợp pháp:
     
    - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
     
    - Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
     
    - Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
     
    - Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
     
    - Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
     
    - Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. 
     
    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
     
    Khi đó, vợ chồng khi lập di chúc chung phải đáp ứng đủ các tiêu chí nêu trên thì được xem là hợp pháp và có giá trị pháp lý.
     
    3. Hiệu lực của di chúc
     
    Vợ chồng khi lập di chúc căn cứ theo Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hiệu lực lập di chúc được xác định như sau:
     
    - Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
     
    - Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
     
    + Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.
     
    + Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
     
    Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
     
    - Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
     
    - Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
     
    - Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
     
    4. Một trong hai người mất thì có được thay đổi di chúc?
     
    Như đã nêu trước đó, việc di chúc được lập chỉ thể hiện đối với tài sản chung còn người lập di chúc chỉ là đại diện một người. Vì thế người lập di chúc được quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc căn cứ theo Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
     
    - Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
     
    - Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
     
    - Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
     
    Do đó, người lập di chúc là vợ hoặc chồng còn sống thì có quyền sửa đổi di chúc bất cứ lúc nào, trường muốn lập di chúc khác thì di chúc hiện tại được hủy bỏ để hài hòa ý chí của người lập di chúc và có giá trị pháp lý.
     
    1289 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (07/02/2023) ThanhLongLS (04/02/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #599259   27/02/2023

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Vợ chồng lập di chúc chung thì khi nào được phép sửa đổi?

    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Hiện nay pháp luật không cấm việc vợ chồng lập di chúc chung, theo đó có thể có một người đại diện cho cả hai lập di chúc. Tuy nhiên, theo quan điểm của mình, khi lập di chúc đã thể hiện rõ ý chí của cả hai người, do đó, người lập di chúc ở đây theo mình bao gồm cả vợ và chồng. Do đó, khi một trong hai người chết, người còn lại vẫn có thể sửa đổi, thay đổi nội dung di chúc, nhưng chỉ đối với phần tài sản của mình, không bao gồm tài sản của người vợ/ chồng đã mất.

     
    Báo quản trị |  
  • #599720   28/02/2023

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Vợ chồng lập di chúc chung thì khi nào được phép sửa đổi?

    Cảm ơn tác giả đã chia sẻ bài viết hay và hấp dẫn nhé. Theo như thông tin tác giả cung cấp, khi hai người vợ chồng còn sống thì có thể sửa đổi di chúc bất kì lúc nào. Tuy nhiên, việc sửa đổi di chúc chung phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Mong rằng tác giả chia sẻ nhiều bài viết hay nữa nhé

     

     
    Báo quản trị |  
  • #599816   28/02/2023

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Vợ chồng lập di chúc chung thì khi nào được phép sửa đổi?

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Trong quá trình chung sống,  việc vợ chồng lập di chúc chung, đáp ứng điều kiện của pháp luật thì bản di chúc đó sẽ được pháp luật công nhận. Di chúc thể hiện rõ ý chí của cả hai vợ chồng trong thời điểm lập di chúc. Trong trường hợp vợ chồng bất hòa, không chung ý chí với bản di chúc chung đã lập trước đó thì cá nhân mỗi người có thể hủy bỏ di chúc đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #599842   28/02/2023

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Vợ chồng lập di chúc chung thì khi nào được phép sửa đổi?

    Cảm ơn tác giả vì đã chia sẻ thông tin thú vị này.

    Tuy nhiên đối với vấn đề này mình không đồng ý với quan điểm của bài viết:

    - Vấn đề thứ nhất: Bài viết sử dụng căn cứ pháp lý là Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 để cho rằng người còn sống được toàn quyền sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ di chúc chung với toàn bộ tài sản chung có trong di chúc (kể cả tài sản chung thuộc phần của người đã mất) là không phù hợp.

    Bởi quy định tại Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 không quy định đối với trường hợp lập di chúc chung. Như bài viết đã đề cập thì Bộ luật Dân sự 2015 đã bỏ hoàn toàn các quy định liên quan đến lập di chúc chung.

    - Vấn đề thứ hai: Việc lập di chúc chung là nhằm định đoạt tài sản chung của vợ chồng theo ý chí của cả hai bên. Nếu một người mất và người còn lại được quyền tự ý sửa đổi, bổ sung hay bủy bỏ di chúc chung (quyết định theo ý chí của một bên) thì ý nghĩa việc lập di chúc chung là không còn và không tôn trọng ý chí của người đã mất khi lập di chúc chung.

    Do vậy, theo quan điểm của cá nhân mình, việc sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ di chúc chung nên được tiến hành theo tinh thần của Điều 664 Bộ luật Dân sự 2005. Cụ thể: Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.

     
    Báo quản trị |