Vợ chồng chia nhau đàn chó ngay tại tòa

Chủ đề   RSS   
  • #405748 09/11/2015

    Vợ chồng chia nhau đàn chó ngay tại tòa

    Đúng là câu chuyện dở khóc dở cười. Dường như khi cạn tình với nhau người ta chỉ còn lại thứ duy nhất là sự ích kỉ

     

    Trích từ Báo Phụ nữ

    Cuối năm 2014, TAND huyện Quốc Oai – TP. Hà Nội xét xử vụ ly hôn giữa vợ chồng anh Hùng và chị Hạnh với nhiều tình tiết “cười ra nước mắt” khi vợ chồng phân chia nhau đàn chó ngay tại tòa.

    Hai vợ chồng anh Hùng sống với nhau 10 năm, có với nhau 2 đứa con. Nhờ sự cố gắng, chẳng bao lâu vợ chồng anh có căn nhà khang trang nhất vùng, với đầy đủ tiện nghi sang trọng mà người dân thôn quê mơ ước.

    Từ ngày có tiền, anh Hùng sinh chứng ngoại tình với một người phụ nữ cùng thôn. Chị Hạnh biết chuyện, đánh ghen ầm ĩ rồi đệ đơn ly hôn ra tòa. Anh Hùng cũng không vừa. Anh ra điều kiện, muốn ly hôn thì có bao nhiêu tài sản cũng phải chia đôi hết, chứ không cho chị hơn phần nào.

    Trong đơn kê khai, tài sản của hai vợ chồng gồm có nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ. Tất cả đều chia đôi, hai đứa con thì đứa ở với bố, đứa ở với mẹ. Ngoài ra, đàn chó của gia đình gồm 6 con (1 con chó to, 5 con chó con) anh Hùng cũng yêu cầu phải chia đôi cho sòng phẳng.

    Cân đi, đếm lại thì việc phân chia đàn chó là khó khăn nhất. Cả anh Hùng và chị Hạnh đều cho rằng, người nhận 5 con chó con sẽ lợi hơn người nhận 1 con chó to. Mà bớt một con chó con sang bên phía con chó to thì người nhận con chó to lại lợi quá.

    Suốt trong phiên xét xử, việc phân chia đàn chó gặp bế tắc, không ai chịu nhường ai. Cuối cùng, cả hai đã cùng thống nhất, anh Hùng nhận con chó to, chị Hạnh nhận 4 con chó nhỏ, còn thừa 1 con chó nhỏ thì cả hai gửi tặng chủ tọa phiên tòa làm kỉ niệm.

    Tuy ái ngại trước món quà bất ngờ đến từ chị Hạnh và anh Hùng nhưng cuối cùng vị chủ tọa cũng đành phải chấp nhận “món quà bất đắc dĩ” để cho phiên xử sớm kết thúc. Sau đó, chú chó con này đã được vị chủ tọa bàn giao lại cho người bảo vệ trụ sở TAND huyện Quốc Oai chăm sóc.

    Cập nhật bởi tamnt133 ngày 09/11/2015 08:21:21 SA
     
    6879 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #405767   09/11/2015

    nphong2014
    nphong2014

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/09/2015
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    Tôi đã yêu anh từ muôn kiếp nào 
    Cho dẫu mai sau đời nhiều bể dâu 
    Biết rằng chẳng được gần nhau 
    Đừng đem cay đắng cho nhau 
    Cho cung đàn lỡ nhịp thương đau

     
    Báo quản trị |  
  • #405829   09/11/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Bản án ly hôn này chắc chắn sẽ bị hủy vì về nguyên tắc thì tài sản chung phải phân chia cho các đồng sở hữu. Việc bản án, quyết định chia 1 con chó cho chủ tọa là xét xử vượt quá yêu cầu khởi kiện: chủ tọa không có yêu cầu khởi kiện, không đóng án phí.

     
    Báo quản trị |  
  • #405920   10/11/2015

    vanminhthinhvuong
    vanminhthinhvuong

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2015
    Tổng số bài viết (72)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 7 lần


    Bản án ly hôn này không bị hủy, mà có thể bị sửa 1 phần theo hướng sau:

    - Trước hết, bản chất của vụ án ly hôn là vụ án dân sự, theo đó phải tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự miễn là thỏa thuận không được trái PL và đạo đức XH.

    - Chủ tọa cũng là một người linh hoạt trong xử trí tình huống, tuy nhiên lại vô tình bỏ qua một bước quan trọng là phải thực hiện "công nhận thỏa thuận của các đương sự". Kết quả phân chia sẽ trọn vẹn hơn nhiều nếu như trước khi nhận "con chó", chủ tọa thực hiện theo quy định trên để ghi nhận ý chí của cặp vợ chồng, sau khi tiến hành bước đó rồi thì các tình tiết sau đó sẽ hoàn toàn hợp pháp và ý nghĩa.

    Một ý nhỏ chia sẻ...

    Phẩm chất NÔNG DÂN, Trí tuệ DOANH NHÂN...

     
    Báo quản trị |  
  • #405977   10/11/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn vanminhthinhvuong.

    - Trước hết, bản chất của vụ án ly hôn là vụ án dân sự, theo đó phải tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự miễn là thỏa thuận không được trái PL và đạo đức XH.

    Xét xử về bản chất là giải quyết quyền và nghĩa vụ của "người tham gia tố tụng", thẩm phán là người tiến hành tố tụng thì không thể được chia tài sản dù là 1 đồng. Như vậy bản án đã trái pháp luật.

    - Chủ tọa cũng là một người linh hoạt trong xử trí tình huống, tuy nhiên lại vô tình bỏ qua một bước quan trọng là phải thực hiện "công nhận thỏa thuận của các đương sự". Kết quả phân chia sẽ trọn vẹn hơn nhiều nếu như trước khi nhận "con chó", chủ tọa thực hiện theo quy định trên để ghi nhận ý chí của cặp vợ chồng, sau khi tiến hành bước đó rồi thì các tình tiết sau đó sẽ hoàn toàn hợp pháp và ý nghĩa.

    bỏ qua một bước quan trọng là phải thực hiện "công nhận thỏa thuận của các đương sự" là quy định tại điều nào buộc thẩm phán phải thực hiện bước này khi xử ly hôn? Bạn hãy chỉ ra điều khoản cụ thể quy định nhu bạn nói?

     
    Báo quản trị |  
  • #406034   11/11/2015

    vanminhthinhvuong
    vanminhthinhvuong

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2015
    Tổng số bài viết (72)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 7 lần


    bỏ qua một bước quan trọng là phải thực hiện "công nhận thỏa thuận của các đương sự" là quy định tại điều nào buộc thẩm phán phải thực hiện bước này khi xử ly hôn? Bạn hãy chỉ ra điều khoản cụ thể quy định nhu bạn nói?

    Hiện nay Bộ luật TTDS có quy định việc "công nhận" trên được thực hiện trong giai đoạn "chuẩn bị xét xử", bằng việc Thẩm phán ra một trong các QĐ trong thời hạn luật định.

    Bộ luật TTDS không quy định sau khi đã đưa vụ án ra xét xử thì có được thực hiện "công nhận" hay không. Vì không có quy định nên thường có 2 quan điểm là được và không được. Tôi theo quan điểm thứ nhất là "được" vì luật "không cấm". 

    Bộ luật TTDS không có điều luật nào cấm các đương sự tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án sau khi Toà án đã có Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

    Theo quy định tại Điều 5 BLTTDS, ở bất cứ giai đoạn tố tụng nào các đương sự cũng có quyền tự thoả thuận với nhau một cách tự nguyện không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Kể cả khi Toà án đã ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Bộ luật tố tụng dân sự cũng không có điều luật nào cấm các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trên cơ sở tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Mặt khác, trách nhiệm của Toà án là phải tiến hành hoà giải và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và đây là một nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 10 BLTTDS.

    Điều 220. Công nhận sự thoả thuận của đương sự

    1. Chủ toạ phiên toà hỏi các đương sự có thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Trong trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án.

    2. Quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật.

    thẩm phán là người tiến hành tố tụng thì không thể được chia tài sản dù là 1 đồng. Anh hungmaiusa có thể chỉ ra quy định cấm nội dung này?

    Phẩm chất NÔNG DÂN, Trí tuệ DOANH NHÂN...

     
    Báo quản trị |  
  • #406061   11/11/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn vanminhthinhvuong.

    Các ý kiến của bạn dựa trên cơ sở: điều gì luật không cấm thì đươc phép làm; Ý kiến này chỉ đúng trong các quan hệ dân sự thôi; trong hành chính, tố tụng thì chỉ điều gì pháp luật cho phép mới được làm.

    Ví dụ: vụ việc được quy định thuộc thẩm quyền của tòa án thì TA mới có quyền thụ lý giải quyết, chứ không phải luật tố tụng không cấm là được thụ lý như ý kiến của bạn.

    Luật tố tụng dân sự:

    Điều 3. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự

    Mọi hoạt động tố tụng dân sự của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải tuân theo các quy định của Bộ luật này.

    Điều này có nghĩa là luật này không quy định thì không được làm; trên cơ sở này có thể khẳng định quyền và nghĩa vụ của thẩm phán - chủ tọa không có quy định được nhận tài sản trong vụ kiện thì không được phép nhận.

     
    Báo quản trị |  
  • #406070   11/11/2015

    vanminhthinhvuong
    vanminhthinhvuong

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2015
    Tổng số bài viết (72)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 7 lần


    Theo quan điểm của tôi, Bộ luật TTDS quy định các nội dung liên quan đến TTDS. Các hoạt động được thực hiện bởi Cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng... anh hungmaiusa cho rằng chỉ điều gì pháp luật cho phép mới được làm tôi nghĩ tôi nghĩ là đúng với các hoạt động tố tụng dân sự. Còn các hoạt động không phải là tố tụng dân sự thì không cấm, miễn là không trái PL và đạo đức XH...

    Vợ chồng họ biếu chú cún cho ai thì đó là thực hiện quyền dân sự chứ không phải quyền TTDS.

    Phẩm chất NÔNG DÂN, Trí tuệ DOANH NHÂN...

     
    Báo quản trị |  
  • #406275   12/11/2015

    longan1710
    longan1710

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2015
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    potay. em ko hiểu luật lắm, nhưng thấy buồn cười quá? Chuyện này có thật không cả nhà?

     
    Báo quản trị |  
  • #406277   12/11/2015

    longan1710 viết:

    potay. em ko hiểu luật lắm, nhưng thấy buồn cười quá? Chuyện này có thật không cả nhà?

    có thật mà bạn

     
    Báo quản trị |  
  • #406683   16/11/2015

    trantoan1224
    trantoan1224

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/11/2015
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tếu vậy, nhưng cũng hợp lý thôi. Chó thì cũng là tài sản mà :) 

     
    Báo quản trị |  
  • #417060   28/02/2016

    landev
    landev

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2016
    Tổng số bài viết (72)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    gì mà hết tình hết nghĩa dữ vậy

     
    Báo quản trị |  
  • #463019   30/07/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    thương nhau quả ấu cũng tròn, ghét nhau bồ hòn cũng méo còn gì. Một khi đã cạn tình cạn nghĩa thì nhìn nhau chỉ thấy chướng mắt, thậm chí còn muốn kẻ kia không còn tồn tại chứ đừng nói đến việc phân chia tài sản, cỡ gì cũng phải rạch ròi 1 là 1, 2 là 2. Đúng là lòng người là thứ khó đoán và khó lường trước nhất

     
    Báo quản trị |  
  • #463021   30/07/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Theo quy định tại Điều 5 BLTTDS, ở bất cứ giai đoạn tố tụng nào các đương sự cũng có quyền tự thoả thuận với nhau một cách tự nguyện không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Kể cả khi Toà án đã ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Bộ luật tố tụng dân sự cũng không có điều luật nào cấm các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trên cơ sở tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Mặt khác, trách nhiệm của Toà án là phải tiến hành hoà giải và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và đây là một nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 10 BLTTDS.

     
    Báo quản trị |