VKSNDTC giải đáp 45 vướng mắc về các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình

Chủ đề   RSS   
  • #566303 07/01/2021

    TrangHuyenDuong

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2021
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 395
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 72 lần


    VKSNDTC giải đáp 45 vướng mắc về các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình

    công văn của vksndtc

     Công văn 5814/VKSTC-V14 của VKSNDTC

    Ngày 25/12/2020, VKSNDTC ban hành Công văn 5814/VKSTC-V14 về việc giải đáp vướng mắc về nhận thức, áp dụng pháp luật trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình.

    Theo đó, nội dung Công văn có giải đáp thắc mắc như sau:

    - Có bắt buộc ghi ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa vào bản án không? Nếu Tòa án không ghi thì có vi phạm không?

    - Khi đặt cọc để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, nếu một bên từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì xử lý như thế nào?

    - Khi giải quyết vụ án dân sự có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu, Tòa án đã giải thích cho các đương sự về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu nhưng đương sự không yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu. Tại phiên tòa, đương sự mới yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu thì HĐXX có chấp nhận không?

    - Trong vụ án người vợ (chồng) xin ly hôn người chồng (vợ) bị tâm thần thì ai là người đại diện cho người bị tâm thần tham gia tố tụng?

    - Trong vụ án hôn nhân và gia đình, sau khi hòa giải, bị đơn yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần, Tòa án thụ lý yêu cầu phản tố của bị đơn để giải quyết trong vụ án. Việc thụ lý của Tòa án có đúng không?

    - Vợ chồng đã được cấp Giấy chứng nhận kết hôn nhưng trên Giấy không có chữ ký của cả vợ và chồng. Vậy quan hệ hôn nhân có được công nhận không? Vợ chồng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn không?

    - Vụ án ly hôn có một bên đương sự bị Tòa án tuyên bố mất tích thì có cần phải thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho họ hay không?

    - Trong vụ án hôn nhân gia đình, nguyên đơn có yêu cầu người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Tuy nhiên, quá trình giải quyết vụ án, bị đơn không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án nên Tòa án không xác minh được thu nhập của bị đơn thì việc cấp dưỡng nuôi con giải quyết như thế nào?

    Cùng nhiều nội dung có liên quan khác.

    Xem chi tiết tại:

    Cập nhật bởi TrangHuyenDuong ngày 07/01/2021 05:37:08 CH
     
    7721 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TrangHuyenDuong vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/01/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận