VKSND Tối cao giải đáp vướng mắc liên quan đến hình sự và tố tụng hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #610439 11/04/2024

    phucpham2205
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1126)
    Số điểm: 19979
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 386 lần
    SMod

    VKSND Tối cao giải đáp vướng mắc liên quan đến hình sự và tố tụng hình sự

    Ngày 01/04, VKSND Tối cao đã ban hành Công văn 1179/VKSTC-V14 về tham mưu giải đáp khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của các đơn vị, Viện kiểm sát (VKS) các cấp trong năm 2023.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/11/cong-van-1179VKSTC-V14.pdf Công văn 1179/VKSTC-V14

    (1) Trường hợp nào được xem là “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”?

    Tình tiết nêu trên được đề cập trong Khoản 1 Điều 318 Bộ Luật Hình sự 2015, cụ thể:

    “1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

    VKSND các tỉnh kiến nghị rằng việc chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về tình tiết định khung cơ bản, khung tăng nặng của một số loại tội phạm này gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong áp dụng thống nhất đường lối xử lý.

    Theo đó, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học VKSND tối cao (Vụ 14) giải đáp cho trường hợp này tại Công văn 1179/VKSTC-V14 như sau:

    - Đối với trường hợp tình tiết được nêu tại Điểm g Khoản 2 Điều 168, Điểm c Khoản 1 Điều 173, Điểm c Khoản 1 Điều 174, Điểm e Khoản 2 Điều 175, Điểm c Khoản 1 Điều 178 Bộ Luật Hình sự 2015: Tham khảo ý kiến của Vụ 14 tại câu số 39 Phần 1.1 của cuốn “Giải đáp vướng mắc về pháp luật và giải quyết các vụ án, vụ việc về tội phạm, vi phạm pháp luật về ma túy” do Văn phòng, Vụ 14 phối hợp xuất bản tại Nhà xuất bản Tư pháp năm 2019.

    - Bên cạnh đó, đối với tình tiết được quy định tại Khoản 3 các Điều 353 và Điều 355 Bộ Luật Hình sự 2015: Tham khảo Công văn 1120/VKSTC-V14Khoản 4 Điều 4 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP.

    Tại đây, Vụ 14 cũng nêu rõ đã ghi nhận, tổng hợp những kiến nghị về vấn đề này và đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn. Trong thời gian có văn bản hướng dẫn cụ thể, các địa phương có thể tham khảo theo nội dung đã nêu trên để thống nhất liên ngành tố tụng giải quyết các vụ án theo quy định.

    (2) Các hoạt động thực nghiệm điều tra, nhận dạng, nhận biết giọng nói, đối chất

    Thanh tra VKSND Tối cao và VKSND tỉnh Bắc Kạn cho rằng trong một số trường hợp có những tố giác, tin báo về tội phạm nếu không tiến hành những hoạt động kể trên thì không có đủ căn cứ xác định có dấu hiệu tội phạm hay không. Từ đó, dẫn đến quá trình đánh giá chứng cứ gặp nhiều khó khăn.

    Liên quan đến nội dung này, VKSND tối cao đã có hướng dẫn tại mục II. 10 Công văn 5442/VKSTC-V14 ngày 30/11/2020 về việc giải đáp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ Luật Hình sự 2015, Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 và thi hành án hình sự.

    (3) Chưa thống nhất trong áp dụng pháp luật liên quan đến tội phạm “Rửa tiền”

    Theo kiến nghị của VKSND tỉnh An Giang, trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc liên quan đến tội phạm “Rửa tiền”, còn gặp khó khăn trong hướng dẫn pháp luật.

    Theo đó, tại Điểm d Khoản 2 Điều 4 Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 324 Bộ Luật Hình sự 2015 về tội “Rửa tiền”, khi hướng dẫn xử lý hành vi “Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch khác (Quy định tại điểm a khoản 1 Điều 324 Bộ Luật Hình sự 2015”. Nhưng tại Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP lại quy định “Các hành vi khác không liên quan đến tài chính, ngân hàng” nên các cơ quan tiến hành tố tụng tại địa phương còn có nhận thức chưa thống nhất trong áp dụng pháp luật.

    Về vướng mắc nêu trên, Công văn 1179/VKSTC-V14 giải đáp như sau:

    Điểm a Khoản 1 Điều 324 Bộ Luật hình sự 2015 quy định “Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác...”. Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn về hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch tài chính, ngân hàng và các giao dịch khác quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 324 Bộ Luật hình sự 2015

    Trong đó, tại Điểm n Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP quy định về các hành vi khác trong giao dịch tài chính, ngân hàng theo quy định của pháp luật, còn Điểm d Khoản 2 Điều 4 Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP quy định về các hành vi khác không liên quan đến tài chính, ngân hàng. Theo đó, đây là 02 quy định khác nhau để hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng các trường hợp và không có sự mâu thuẫn.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/11/cong-van-1179VKSTC-V14.pdf Công văn 1179/VKSTC-V14

     
    1491 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phucpham2205 vì bài viết hữu ích
    admin (07/06/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận