Việt Nam tịch thu giàn khoan HD-981 của Trung Quốc và phạt đến 2 tỷ đồng

Chủ đề   RSS   
  • #321747 06/05/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Việt Nam tịch thu giàn khoan HD-981 của Trung Quốc và phạt đến 2 tỷ đồng

    Những ngày qua, dư luận trong nước cũng như phía chính quyền Việt Nam kịch liệt phản đối Trung Quốc trước hành vi đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    (Vị trí giàn khoan HD981 đặt trái phép nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam)

    Căn cứ Luật biển Việt Nam 2012, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 thì chế định pháp lý đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như sau:

    - Việt Nam có quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.

    - Việt Nam có quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.

    - Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.

    Như vậy, việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà không có sự đồng ý của Việt Nam là hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và Luật pháp Quốc tế.

    Việt Nam sẽ xử lý như thế nào?

    Căn cứ khoản 2 điều 4, khoản 8 và khoản 9 điều 5 Nghị định 97/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng thì:

    Tổ chức đưa giàn HD-981 sẽ bị phạt tiền từ 1.8 – 2 tỷ đồng về hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò dầu khí.

    Ngoài ra, Việt Nam có toàn quyền tịch thu tang vật, phương tiện phục vụ vào mục đích vi phạm nêu trên và trục xuất toàn bộ người Trung Quốc vi phạm.

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 06/05/2014 04:09:50 CH
     
    10442 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    donglg25413 (08/05/2014) SAdmin (08/05/2014) TRUTH (07/05/2014) tamcaominh (06/05/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #321755   06/05/2014

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Luật thì quy định vậy nhưng liệu chính quyền Việt Nam có dám mạnh tay thi hành hay không, hay chỉ dừng lại ở mức độ hô hào phản đối. Tôi nghĩ vấn đề này hiện nay còn rất nhạy cảm, nhất là khi phía Trung Quốc cứ khăng khăng cho rằng họ khai thác trong vùng biển thuộc chủ quyền của mình.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    TRUTH (07/05/2014)
  • #321837   07/05/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1180 lần


    Có cái vấn đề là khu vực này nó nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế, thì khu vực này nó có thể trùng ở nhiều quốc gia, nên có thể có quốc gia khác vô đây khai thác. Nhưng TQ nó tuốt ở trên kia thì vùng đặc quyền kinh tế nằm gì dưới đây nhỉ?

    Sáng xem báo lại thấy mấy bác ta hô khẩu hiệu nữa.

    Sử dụng mọi biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền
     
    - Yêu cầu TQ rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển chủ quyền của VN, kêu gọi “đàm phán” để xử lý những bất đồng, Phó Thủ tướng VN đồng thời nhấn mạnh VN sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết.
     
    Chiều 6/5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì về việc giàn khoan HD-981 và nhiều tàu của Trung Quốc hoạt động tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam từ ngày 1/5 đến nay.
     
    Hành động không thể chấp nhận
     
    Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
     
    Việc làm này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam.
     
    Việt Nam không thể chấp nhận và kiên quyết phản đối việc làm này của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực này và cùng đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này.
     
    Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
     
    Ông cho hay, Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
     
    Đồng thời, Việt Nam luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo đúng nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, phù hợp với các quy định và thực tiễn luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, không để vấn đề này tổn hại đến sự tin cậy chính trị và hợp tác giữa hai bên.
     
    Công hàm yêu cầu rút giàn khoan
     
    Hoàng Sa, Trường Sa, giàn khoan, HD-981, Trung Quốc, Biển Đông, chủ quyền, dầu khí
    Vị trí giàn khoan HD981 đặt trái phép nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ảnh: Soha
     
    Trước đó, chiều 4/5, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Việt Nam Hồ Xuân Sơn đã điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Trung Quốc Lưu Chấn Dân giao thiệp nghiêm túc vụ việc trên.
     
    Cũng trong ngày 4/5, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
     
    Công hàm nêu rõ yêu cầu Trung Quốc “rút ngay giàn khoan nói trên cùng các tàu, thiết bị, nhân sự có liên quan ra khỏi khu vực lô 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam và không để tái diễn các hành động tương tự.”
     
    Công hàm khẳng định “Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, sẵn sàng thông qua các cơ chế đàm phán song phương để giải quyết hòa bình mọi tranh chấp, bất đồng trên biển giữa hai nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.”
    Theo Vietnamnet
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    khoathads (07/05/2014)
  • #321864   07/05/2014

    marketingthm
    marketingthm

    Sơ sinh

    Bình Phước, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Toàn nghe hô hào, chán...người ta đâu cần nói nhiều cứ ngày này qua ngày khác: chiếm đảo, bắt ngư dân, xua đuổi tàu thuyền, cắt cáp thăm dò, giờ thì vào tận vùng kinh  tế để lấy tài nguyên của ta,...còn ta chỉ biết ngồi đó mà hô hào, phản đối, đợi đến khi người ta mang cả tàu chiến đóng quân ở Hà nội thì mới chịu hành động hay sao....buồn quá thay

     

     
    Báo quản trị |  
  • #321968   08/05/2014

    Luật chỉ để tham khảo trong trường hợp này thôi, ta quá nhu nhược thì làm sao bảo vệ được chủ quyền biển đảo Việt Nam. Hèn với địch tức là ác với dân

    Cập nhật bởi spirit37vn ngày 08/05/2014 10:03:49 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #322048   08/05/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1180 lần


    Đến hiện nay thì Trung Quốc vẫn chưa thực sự sử dụng vũ trang để tấn công VN như là sống ống, đạn dựơc gì mà chỉ mới sử dụng vòi rộng hoặc trò tông qua tông lại thôi. Nên nếu Việt Nam mà nổ súng trước là có vấn đề.

     
    Báo quản trị |  
  • #322100   08/05/2014

    Cảnh tượng này làm mình nhớ đến cảnh ngày xưa còn con nít đánh nhau quá.

    Thằng này huých vai thằng kia và nói "Mày đánh trước đi", thằng kia đáp lại "Tao ko đánh đó, mày đánh trước đi". Vậy là cuộc chiến như vậy cứ kéo dài dài đến khi ba má gọi từng thằng về .

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn donglg25413 vì bài viết hữu ích
    nguyenoanhhlu (09/05/2014)
  • #322747   12/05/2014

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 815 lần
    Moderator

    donglg25413 viết:

    Cảnh tượng này làm mình nhớ đến cảnh ngày xưa còn con nít đánh nhau quá.

    Thằng này huých vai thằng kia và nói "Mày đánh trước đi", thằng kia đáp lại "Tao ko đánh đó, mày đánh trước đi". Vậy là cuộc chiến như vậy cứ kéo dài dài đến khi ba má gọi từng thằng về .

    Cùng suy nghĩ. Tuy nhiên, có khi ba má chưa kịp gọi về mà có 1 thằng đứng ngoài nó dụng lực đẩy 1 cái thằng nọ vào thằng kia thế là đánh nhau chí tử. Đánh nhau vì cái đẩy của 1 thằng đứng ngoài. 

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #322171   09/05/2014

    flypig
    flypig

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ý nghĩ của người dân quanh việc đặt dàn khoan trên biển VN

    Biết rằng mọi chiện phải dựa vào luật pháp và cách hành xử của mỗi bên,nhưng có lợi ích gì hay ko khi mà chỉ có Việt Nam thực hiện,còn TQ nói 1 đằng làm 1 nẻo,sự thật đã quá rõ ràng.Người dân VN hiện nay ko ngại cầm súng lên chiến đấu,quan trọng là Nhà nước ta có đủ can đảm để làm hay ko.
     
    Báo quản trị |  
  • #322751   12/05/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Ý kiến quá trời mà không biết chúng ta có khởi kiện Trung Quốc không.

    Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982 (UNCLOS) là một công cụ rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Công ước đã có hiệu lực vào ngày 23/06/1994 và hiện nay 161 thành viên đã tham gia, trong đó có các nước ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Indonesia, Singapore và Bruney.
     
    Theo khoản 1 - Điều 287 - UNCLOS thì một quốc gia được quyền tự do lựa chọn bằng hình thức tuyên bố bằng văn bản, một hay nhiều biện pháp dưới đây để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước:
     
    a.   Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS) được thành lập theo Phụ lục VI – UNCLOS;
    b.   Tòa án quốc tế (ICJ);
    c.   Một Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII – UNCLOS;
    d.   Một Tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo Phụ lục VIII – UNCLOS để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được quy định rõ trong đó. [1]
     
    Theo khoản 1 - Điều 35 Quy chế của ICJ[2]  và Điều 20 Quy chế của ITLOS (Phụ lục VI – UNCLOS)[3]  thì các Tòa án được mở cho tất cả các quốc gia là thành viên của các Quy chế này.
     
    Theo Điều 1 Quy chế Trọng tài (Phụ lục VII của UNCLOS) thì với điều kiện phải tuân thủ theo Phần XV - UNCLOS, bất kỳ bên nào trong một vụ tranh chấp đều có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng thủ tục trọng tài đã trù định tại Phụ lục VII bằng một thông báo viết gửi tới các bên còn lại trong tranh chấp. [4]
     
    Sự lựa chọn thủ tục có thể được thực hiện khi quốc gia ký kết, phê duyệt hoặc tham gia UNCLOS, hoặc bất kỳ thời điểm nào sau đó. Nếu hai bên (hai quốc gia) của một tranh chấp chọn ra được cùng một thủ tục, thì tranh chấp đó sẽ được dẫn chiếu tới thủ tục đó. Nếu các Bên tranh chấp không lựa chọn cùng một thủ tục, hay nếu một bên không đưa ra sự lựa chọn, thì tranh chấp sẽ được đưa lên Tòa trọng tài theo Phụ lục VII, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.[5]
     
    Ví dụ: vào năm 2009, Bangladesh đã viện dẫn đến hệ thống giải quyết tranh chấp trong UNCLOS đối với Ấn Độ và Myanmar liên quan đến các điều khoản của UNCLOS về phân định biên giới biển. Không Quốc gia nào trong ba Quốc gia này đưa ra lựa chọn về thủ tục theo Điều 287. Do đó, tranh chấp giữa Bangladesh và Myanmar theo lẽ thông thường sẽ được đưa lên trọng tài theo Phụ lục VII. Tuy nhiên, Bangladesh và Myanmar sau đó đã thỏa thuận đưa tranh chấp lên tòa ITLOS thay vì trọng tài. Hệ quả là, Bangladesh sẽ giải quyết tranh chấp với Ấn Độ bằng trọng tài theo Phụ lục VII và với Myanmar tại tòa ITLOS.[6]
     
    Tính đến nay, trên thế giới đã có khoảng 20 vụ việc tranh chấp được đưa ra giải quyết tại ITLOS (bao gồm 19 vụ việc Tòa án thực hiện chức năng xét xử và 01 vụ việc Tòa án thực hiện chức năng tư vấn), gần 30 vụ việc trong tổng số 106 vụ việc được đã được đưa ra xét xử bởi ICJ có liên quan đến lãnh thổ biển, phân định biên giới biển. Như vậy, Việt Nam với tư cách là quốc gia ven Biển Đông, thành viên của Liên Hợp Quốc và thành viên của UNCLOS có quyền trực tiếp đưa tranh chấp Biển Đông ra giải quyết tại các cơ quan tài phán quốc tế theo đúng các quy định đã viện dẫn ở trên.
     
    Trung Quốc đã thực hiện quyền theo Điều 298 – UNCLOS và không tham gia vào quy chế giải quyết tranh chấp bắt buộc và ràng buộc của Mục 2 Phần XV đối với các tranh chấp được dẫn chiếu tại điểm (a), (b) và (c) khoản 1 Điều 298 của UNCLOS.  Theo đó, Trung Quốc loại trừ các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Điều 15, 74, và 83 về phân định biên giới trên biển; các tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự; tranh chấp liên quan đến các hoạt động cưỡng chế pháp luật đối với việc thực hiện các quyền chủ quyền và tài phán khỏi thẩm quyền của tòa theo khoản 2 hoặc 3 Điều 297 của UNCLOS; các tranh chấp mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang thực hiện chức năng được giao phó bởi Hiến chương Liên Hợp Quốc, trừ khi Hội đồng Bảo an quyết định loại bỏ vấn đề khỏi chương trình nghị sự của mình  hoặc  kêu  gọi  các  bên  giải  quyết  bằng  các  biện  pháp  được  nêu  trong UNCLOS.  
     
    Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là không phải trong mọi trường hợp Trung Quốc đều có quyền từ chối tham gia vào quy chế giải quyết tranh chấp bắt buộc và ràng buộc của Mục 2 Phần XV của UNCLOS. Tham khảo kinh nghiệm từ vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc, mười yêu cầu khởi kiện tại Mục III và mười ba điểm đề nghị tại Mục V - Thông báo và tuyên bố khởi kiện của Philippines ngày 22/01/2013 đều không nằm trong phạm vi Tuyên bố của Trung Quốc ngày 25/08/2006.
     
    Do đó, căn cứ Điều 286 - UNCLOS thì Philippines có quyền sử dụng thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc với Trung Quốc tại Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII - UNCLOS. Bên cạnh việc ủng hộ giải quyết tranh chấp Biển Đông tại một trong các thiết chế tài phán theo Hiến chương Liên hợp quốc và UNCLOS, chúng ta cũng cần cân nhắc kế hoạch cụ thể để khởi kiện hoặc tham gia vụ kiện với tư cách là bên thứ ba tại các thiết chế tài phán đó.
     
    Nếu được tiến hành, việc khởi kiện yêu cầu giải quyết hành vi của Trung Quốc vi phạm UNCLOS và pháp luật quốc tế trong Vùng Biển Việt Nam cũng sẽ không thuộc trường hợp ngoại lệ quy định tại khoản 1 Điều 298 - UNCLOS mà Trung Quốc đã tuyên bố loại trừ sau khi gia nhập UNCLOS. Đó là quá trình Việt Nam thực hiện quyền chủ quyền của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, cụ thể liên quan đến việc giải thích và áp dụng các điều 56, 58, 76 và 77 của UNCLOS năm 1982.
     
    Vì vậy, Việt Nam có quyền áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc của UNCLOS đối với Trung Quốc. Tính đến nay Việt Nam và Trung Quốc đều chưa có tuyên bố lựa chọn cơ quan tài phán theo quy định tại khoản 1 - điều 287 của UNCLOS. Vì vậy, chiếu theo khoản 3 và 5 Điều 287 UNCLOS, Việt Nam có quyền khởi kiện Trung Quốc về các hành vi xâm phạm Vùng Biển Việt Nam do Trung Quốc đã thực hiện ra Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII - UNCLOS mà không cần sự chấp thuận thẩm quyền của Tòa từ phía Trung Quốc./.
     
    Ths. Luật sư Đỗ Minh Ánh
    liendoanluatsu.org
     
    Báo quản trị |  
  • #322952   13/05/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1180 lần


    Nói đến vụ Trung Quốc tập kích không cho tàu VN lại gần giàn khoan, giờ mới nhớ ra chúng ta có tàu ngầm mini Trường Sa vừa thử nghiệm cho ra biển chạy đã được kiểm duyệt là tốt, sao chúng ta không đưa ra sử dụng luôn nhỉ?

     

     
    Báo quản trị |