Vụ việc vào ngày 30/11/2012 khi mà tàu cá của Trung Quốc đã va chạm và tranh chấp với tàu Bình Minh 2 trong vùng đặc quyền kinh tế dẫn đến việc làm đứt cáp tàu đựơc dư luận cho rằng đây là một hành động nhằm mục đích "gây chiến" với Việt Nam.
Theo quy định của Công ước về luật biển 1982:
"ĐIỀU 55. Chế độ pháp lý riêng của vùng đặc quyền về kinh tế
Vùng đặc quyền về kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh."
Theo đó các quốc gia ven biển có quyền:
"ĐIỀU 56. Các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền về kinh tế
"1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có:
a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:
i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;
ii. Nghiên cứu khoa học về biển;
iii. Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;...
2. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, quốc gia ven biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác và hành động phù hợp với Công ước..."
Vì thế cả VN và TQ trong quá trình họat động trên vùng đặc quyền kinh tế đều có quyền thực hiện các họat động thăm dò khai thác, nhưng không được làm ảnh hưởng đến nhau. Hành động trên của TQ cho thấy đã vi phạm các quy định của Công pháp quốc tế và cũng như tạo nên một tiền lệ xấu trong họat động trên biển của họ.
Không chỉ xảy ra ở vụ tàu Bình Minh 2, mà trước đó Trung Quốc có hành động đưa hình Hoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ trên hộ chiếu, hay việc tổ chức các đoàn du lịch ra tham quan đảo Hoàng Sa, cũng như hình ảnh về đường lưỡi bò...và sẽ còn nhiều và nhiều nữa các họat động khác của TQ vi phạm Công ước Quốc tế và chủ quyền của VN.
Ngày 12/12/12 tới cuộc họp bốn bên về vấn đề biển Đông do Philippines tổ chức tại Manila gồm có cả VN, Malaysia, và Brunei được xác định là nhằm phân định rõ chủ quyền cho vùng biển này. Việc này có thể được xem là khởi đầu và tạo nên những cơ sở pháp lý và lý luận cho Việt Nam chứng minh chủ quyền của mình.
Và đây cũng là điều kiện để các nhà chức trách VN phải đứng lên để giành lại quyền lợi của quốc gia thay vì chỉ đứng đó và chỉ tuyên bố trên truyền hình. Sao chúng ta không thực hiện việc khởi kiện lên Liên hiệp quốc?
Chúng ta tự tin là mình đúng nhưng sao lại không dám đấu tranh, cũng như các vụ việc về bán phá giá tôm đông lạnh và cá basa, chúng ta đã khởi kiện và đã thắng, thì việc gì mà lại không dám thực hiện việc đó lần nữa?