Việt Nam khởi kiện Trung Quốc, sao lại không?

Chủ đề   RSS   
  • #231167 05/12/2012

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Việt Nam khởi kiện Trung Quốc, sao lại không?

    Vụ việc vào ngày 30/11/2012 khi mà tàu cá của Trung Quốc đã va chạm và tranh chấp với tàu Bình Minh 2 trong vùng đặc quyền kinh tế dẫn đến việc làm đứt cáp tàu đựơc dư luận cho rằng đây là một hành động nhằm mục đích "gây chiến" với Việt Nam.

    Theo quy định của Công ước về luật biển 1982:

     

    "ĐIỀU 55. Chế độ pháp lý riêng của vùng đặc quyền về kinh tế

    Vùng đặc quyền về kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh."

    Theo đó các quốc gia ven biển có quyền:

     

    "ĐIỀU 56. Các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền về kinh tế

    "1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có:

    a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.

    b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:

    i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;

    ii. Nghiên cứu khoa học về biển;

    iii. Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;...

    2. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, quốc gia ven biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác và hành động phù hợp với Công ước..."

           Vì thế cả VN và TQ trong quá trình họat động trên vùng đặc quyền kinh tế đều có quyền thực hiện các họat động thăm dò khai thác, nhưng không được làm ảnh hưởng đến nhau. Hành động trên của TQ cho thấy đã vi phạm các quy định của Công pháp quốc tế và cũng như tạo nên một tiền lệ xấu trong họat động trên biển của họ.

            Không chỉ xảy ra ở vụ tàu Bình Minh 2, mà trước đó Trung Quốc có hành động đưa hình Hoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ trên hộ chiếu, hay việc tổ chức các đoàn du lịch ra tham quan đảo Hoàng Sa, cũng như hình ảnh về đường lưỡi bò...và sẽ còn nhiều và nhiều nữa các họat động khác của TQ vi phạm Công ước Quốc tế và chủ quyền của VN.

           Ngày 12/12/12 tới cuộc họp bốn bên về vấn đề biển Đông do Philippines tổ chức tại Manila gồm có cả VN, Malaysia, và Brunei được xác định là nhằm phân định rõ chủ quyền cho vùng biển này. Việc này có thể được xem là khởi đầu và tạo nên những cơ sở pháp lý và lý luận cho Việt Nam chứng minh chủ quyền của mình.

    Và đây cũng là điều kiện để các nhà chức trách VN phải đứng lên để giành lại quyền lợi của quốc gia thay vì chỉ đứng đó  và chỉ tuyên bố trên truyền hình. Sao chúng ta không thực hiện việc khởi kiện lên Liên hiệp quốc?

    Chúng ta tự tin là mình đúng nhưng sao lại không dám đấu tranh, cũng như các vụ việc về bán phá giá tôm đông lạnh và cá basa, chúng ta đã khởi kiện và đã thắng, thì việc gì mà lại không dám thực hiện việc đó lần nữa?

     
    10392 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    btv (20/02/2013) kenup35 (29/01/2013) daonhan (05/12/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #231187   05/12/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    Chào !

    Mình có một số quan điểm muốn được chia sẻ với bạn.

    Thứ nhất về góc độ lý luận công pháp quốc tế không có khái niệm kiện quốc gia, bởi tất cả các chủ thể trong công pháp quốc tế đều bình đẳng và không có một tổ chức tòa án “siêu quốc gia” nào ở đây nhận đơn thụ lý cả. Liên hợp quốc bất quá cũng chỉ là một tổ chức quốc tế liên chính phủ với địa vị pháp lý như asean hay EU mà thôi.

    Thứ hai muốn giải quyết một tranh chấp ở tòa án công lý quốc tế cần phải có sự đồng thuận đưa tranh chấp đó ra giải quyết nghĩa là phải cần có sự đồng ý của trung quốc thì mới có thể đưa tranh chấp này ra giải quyết được.

    Thứ 3 TQ là 1 trong 5 thành viên thường trực của hội đồng bảo an. Tất cả mọi vấn đề quyết định của LHQ đều phải tuân theo nguyên tắc đồng thuận nghĩa là sự đồng ý của cả 5 thành viên (có thể có thành viên không đồng ý nhưng cũng không phản đối, bỏ phiếu trắng). như vậy việc đưa vụ tranh chấp kiến nghị lên LHQ cũng coi như chả giải quyết được gi.

    Có chăng là bạn bè quốc tế nhìn vào và chia sẻ phần nào cho Việt Nam thôi.

    Theo tôi việc TQ có hành động gây hấn như vụ bình mình 02 hôm 30/11 vừa rồi là không đúng và tôi tin vào chính sách đối ngoại sang suốt của đảng.

    Cập nhật bởi garan ngày 05/12/2012 10:32:23 SA
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn garan vì bài viết hữu ích
    danusa (05/12/2012) daonhan (05/12/2012) kimnguyen712 (31/12/2012)
  • #231199   05/12/2012

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Cám ơn những ý kiến rất hay của bạn Garan

    - Thứ nhất về khái niệm quốc gia: ở đây chỉ mang tính tương đối cũng như bạn nói thế giớ hiện chưa có 1 tòa án nào cho các quốc gia, họa chăng chỉ có những cơ quan có thể đóng vai trò như "Tòa án" mà thôi, và các "phán quyết" đưa ra cũng gần như chưa chắc đã được thực hiện

    - Thứ hai việc TQ nằm trong thành viên Hội Đồng thường trực của LHQ cũng sẽ có ít nhiều ảnh hưởng.

    Tuy nhiên việc ta yêu cầu TQ phải đứng ra giải quyết tranh chấp rõ ràng, và kết quả đạt được dù có thể 1 trong hai bên tuân thủ nhưng cũng đủ cho cả thế giới biết rằng ta là kẻ thắng và ai là kẻ thua cuộc, ai là kẻ lật lọng.

    Chỉ cần như thế thôi cũng đủ đem lại rất nhiều điều cho VN rồi.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    daonhan (05/12/2012) leanhthu (05/12/2012) garan (05/12/2012)
  • #231259   05/12/2012

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Trung Quốc tuyên bố quyền chủ quyền đến Liên Hợp quốc về vấn đề Biển đông trong đó có nhiều vùng biển chồng lấn với Việt Nam, có khu vực đến cả Vùng Lãnh Hải  của VN.

    Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là giải quyết tranh chấp biển đông dựa vào Luật Công ước biển năm 1982 trên cơ sở đối thoại. Nhiều sự việc gần đây của phía TRung quốc đó  là các  tầu cá  (tầu dân sự) của  Trung quốc nên mới khó xử lý vấn đề trên biển của VN hiện nay. VN khởi kiện ra toàn án công lý của Liên hợp quốc là hoàn toàn có thể, nhưng cái khó nhất hiện nay là chuẩn bị cơ sở pháp lý của các cơ quan chức năng VN trước khi "đệ đơn" ra tòa này.

    Thành viên Danluat nào "rành" tôi nghĩ có thể giúp được vấn đề này, biết đâu sau thành công lại có một "chức quan" nho nhỏ cũng nên!

     

    Cập nhật bởi Xmen-8711 ngày 05/12/2012 03:06:20 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Xmen-8711 vì bài viết hữu ích
    admin (05/12/2012) danusa (06/12/2012)
  • #231373   06/12/2012

    trinhptb
    trinhptb

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2012
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 84
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 6 lần


    - Vấn đề Việt Nam có kiện được Trung Quốc hay không:

    Thứ nhất, Trung Quốc đã tuyên bố "không quốc tế hóa, không đa phương hóa" các tranh chấp ở biển đông, tuyên bố này đồng nghĩa với việc Trung Quốc không muốn một cơ quan tài phán quốc tế nào đứng ra giải quyết tranh chấp. Hơn nữa tại cuộc họp mà Philipine định tổ chức tới đây để các bên xác định rõ vùng yêu sách chủ quyền của mình, TQ đã từ chối tham gia. Như vậy chắc chắn việc kiện TQ ra tÒA quốc tế là rất khó khăn.

    thứ hai, theo công ước về luật biển, nếu trong phạm vi và đối tượng áp dụng công ước (khong thuộc ngoại lệ đương nhiên hoặc ngoại lệ tùy chọn) thì Việt Nam có thể kiện TQ dù ko được sự đồng ý của Trung Quốc. Và cơ quan lựa chọn ở đây là tòa trọng tài quốc tế. tuy nhiên TQ lại yêu sách đường lưỡi bò, và nói một cách mập mờ rằng TQ có căn cứ lịch sử. theo quy định của công ước thì nếu quốc gia tuyên bố ngoại lệ tùy chon, trong đó có vấn đề liên quan đến danh nghĩa lịch sử thì tòa án hay trọng tài đều ko thụ lý giải quyết, và Trung Quốc đã có tuyên bố loại bỏ tất cả các tranh chấp thuộc ngoại lệ tùy chọn vào năm 2006. Nếu TQ cho rằng tàu của mình đã làm đúng trong phạm vi thuộc quyền tài phán của mình (đường lưỡi bò ) thì rất khó để kiện TQ.

    Hiện tại chúng ta đã làm rất đúng khi liên tục khẳng định chủ quyền và phản đối các hành động của TQ

     

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn trinhptb vì bài viết hữu ích
    admin (06/12/2012) Xmen-8711 (06/12/2012) danusa (06/12/2012)
  • #231515   06/12/2012

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Xem qua ý kiến của các bạn, đa số đều muốn chúng ta thực hiện việc đàm phán, thương lượng, việc này đồng nghĩa là VN và TQ sẽ ngồi lại với nhau và cũng thương lượng ai sẽ có chủ quyền.

    Còn nếu sử dụng hòa giả, thì sẽ phải có 1 bên thứ ba đóng vai trò trung gian có chính kiến của bên mình và  phải khách quan.

    Liệu cách nào sẽ có khả năng áp dụng được hơn?

     
    Báo quản trị |  
  • #233137   13/12/2012

    pororo2912
    pororo2912

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Vn chủ trương ôn hòa, giải quyết bằng vấn đề ngoại giao nên vấn đề này cũng khó đây

     
    Báo quản trị |  
  • #236157   28/12/2012

    canhtn
    canhtn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chúng ta đâu có thiếu căn cứ pháp lý, cái thiếu là thiếu chủ trương và đường lối chính trị yếu đuối của CP Việt Nam thôi

    http://diendanluat.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #238060   07/01/2013

    thuypro0412
    thuypro0412

    Female
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2012
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 380
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 2 lần


    chào các bạn!

    Theo quan điểm của mình thì không phải là chủ trương và đường lối chính trị yếu đuối của CP đâu. Mà cái them chốt là ở chỗ  trung quốc có tiềm lực và sự ảnh hưởng lớn. nếu ta chỉ đối đầu mà không ôn hòa thì sẽ có rất nhiều bất lợi hơn nữa. (vd như sẽ bị cắt việc nhập khẩu các mặt hàng từ VN,..)

    Trên lý thuyết thì các quốc gia trên thế giới là bình đẳng nhưng thực tế không phải lúc nào như vây. muốn đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình thì trước tiên phải trở thành một quốc gia phát triển, có nền tài chính mạnh. 

    thân!!!!

    thuypro

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuypro0412 vì bài viết hữu ích
    danusa (20/02/2013)
  • #244651   20/02/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


     

    Một vụ tranh chấp khác xảy ra giữa Philippines và Trung Quốc cũng liên quan về tranh chấp về biển Đông, và quốc gia này đã yêu cầu phải đưa vụ việc ra tòa án LHQ nhưng đã bị TQ bác bỏ

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm 19/2 nói rằng Bắc Kinh thúc giục Manila không nên làm phức tạp vấn đề.

    Một số nhà quan sát Trung Quốc nói rằng sự từ chối của Bắc Kinh không có nghĩa là nước này thay đổi thái độ đối với vấn đề giải quyết thông qua đàm phán. Theo họ, đề nghị của Manila chỉ mang ý nghĩa chính trị, vì việc đưa vấn đề ra tòa án trọng tài quốc tế sẽ không giúp giải quyết vấn đề.

    Theo ông Hồng Lỗi, hành động của Manila vi phạm nguyên tắc đồng thuận trong Tuyên bố hành động của các bên trên Biển Đông và sai về mặt luật pháp và thực tế.

    Ông Hồng Lỗi nói rằng Trung Quốc cam kết giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương giữa các quốc gia liên quan trực tiếp. Theo Công ước LHQ về Luật biển, những nước có tranh chấp lãnh hải giải quyết vấn đề thông qua đàm phán trước khi đưa lên tòa án trọng tài quốc tế.

    Trước đó, hôm 22/1, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario công bố thông tin Philippines đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để thông báo về quyết định đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, văn bản mà hai nước đều đã tham gia ký kết.

    Theo ông Rosario, Manila tuyên bố yêu sách "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh, tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông bao gồm cả vùng biển và các đảo gần các nước láng giềng, là bất hợp pháp.

    Nước này cũng yêu cầu Trung Quốc "chấm dứt các hoạt động phi pháp xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của Philippines theo UNCLOS 1982".

    Philippines khẳng định bãi cạn này thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền tại khu vực được cho là có nguồn dầu mỏ và hải sản phong phú này. Hai nước liên tục điều các tàu tuần tra và cả tàu chiến tới bãi đá trong nhiều tháng liền, gây lo ngại xảy ra cuộc đối đầu trực tiếp. Căng thẳng chỉ dịu lại vào tháng 6 khi hai bên bắt đầu rút bớt tàu khỏi khu vực.

    Theo khampha.vn

     

     
    Báo quản trị |