Việt Nam đặt mục tiêu giảm 97,5% lượng tiêu thụ các chất HCFC so với mức tiêu thụ cơ sở từ năm 2030

Chủ đề   RSS   
  • #612752 13/06/2024

    lamint

    Sơ sinh

    Vietnam --> Lâm Đồng
    Tham gia:05/12/2023
    Tổng số bài viết (89)
    Số điểm: 445
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Việt Nam đặt mục tiêu giảm 97,5% lượng tiêu thụ các chất HCFC so với mức tiêu thụ cơ sở từ năm 2030

    Ngày 11/06/2024 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 496/QĐ-TTg về Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát. Theo đó, đặt mục tiêu Lượng tiêu thụ giảm 97,5% so với mức tiêu thụ cơ sở đối với chất HCFC.

    HCFC là gì?

    Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010 định nghĩa Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) là nhóm chất gây suy giảm tầng ô dôn dùng làm môi chất lạnh.

    Nỗ lực loại bỏ các chất HCFC

    Việt Nam đang nỗ lực loại bỏ hoàn toàn sử dụng các chất HCFC. Cụ thể theo Điều 22 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn xá định lộ trình quản lý, loại trừ các chất HCFC theo giai đoạn như sau:

    - Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 65% mức tiêu thụ cơ sở;

    - Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2029: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 32,5% mức tiêu thụ cơ sở;

    - Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2030 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2039: tổng lượng tiêu thụ quốc gia trung bình hằng năm không vượt 2,5% mức tiêu thụ cơ sở;

    - Từ ngày 01 tháng 01 năm 2040: cấm nhập khẩu và xuất khẩu các chất HCFC

    Việt Nam đặt mục tiêu giảm 97,5% lượng tiêu thụ các chất HCFC so với mức tiêu thụ cơ sở từ năm 2030

    Theo điểm a khoản 1 Chương III kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát ban hành kèm theo Quyết định 496/QĐ-TTg quy định Lộ trình quản lý, loại trừ các chất HCFC như sau:

    - Đến ngày 31 tháng 12 năm 2024: Lượng tiêu thụ giảm 35,0% so với mức tiêu thụ cơ sở, tương ứng với tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 2.600 tấn/năm.

    - Giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030: Lượng tiêu thụ giảm 67,5% so với mức tiêu thụ cơ sở, tương ứng với tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 1.300 tấn/năm.

    - Giai đoạn từ năm 2030 đến năm 2040: Lượng tiêu thụ giảm 97,5% so với mức tiêu thụ cơ sở, tương ứng với tổng lượng tiêu thụ quốc gia trung bình hằng năm không vượt 100 tấn/năm.

    - Từ ngày 01 tháng 01 năm 2040 trở đi: Lượng tiêu thụ giảm 100% so với mức tiêu thụ cơ sở.

    Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách

    Để đạt được kỳ vọng loại trừ hoàn toàn các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính thì công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách đóng vái trò trong kiểm soát, thúc đẩy hoàn thành mục tiêu quốc gia về loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát. Nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách như sau:

    - Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật bảo đảm an toàn đối với các chất thay thế trong thiết bị, sản phẩm; định mức sử dụng năng lượng cho các loại hình tòa nhà, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm phát thải các-bon, từng bước đáp ứng tiêu chí chứng nhận công trình xanh trong thiết kế, xây dựng và vận hành đối với các công trình xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp; ban hành văn bản quản lý sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát theo lộ trình giảm dần GWP.

    - Lồng ghép các yêu cầu về giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị và chống chịu nắng nóng cực đoan, tích hợp giải pháp làm mát tập trung, làm mát thụ động sử dụng công nghệ thân thiện khí hậu và tiết kiệm năng lượng trong thiết kế công trình và quy hoạch đô thị.

    - Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp, cộng đồng, tổ chức thực hiện chuyển đổi công nghệ sang sử dụng chất có GWP thấp hoặc bằng “0”, cải thiện hiệu suất năng lượng của các thiết bị làm mát; tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tái chế, xử lý các chất được kiểm soát; đầu tư các hệ thống làm mát tập trung, kho lạnh bảo quản sử dụng môi chất lạnh có GWP thấp, hiệu suất năng lượng cao.

    - Xây dựng và hoàn thiện cơ chế thúc đẩy hoạt động tạo tín chỉ các-bon và trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon từ việc tái chế, xử lý các chất được kiểm soát và chuyển đổi công nghệ sang sử dụng các chất thay thế có GWP thấp hoặc bằng “0” và nâng cao hiệu suất năng lượng.

    - Rà soát, cập nhật, bổ sung yêu cầu về cải thiện hiệu suất năng lượng và mức hiệu suất năng lượng tối thiểu áp dụng cho các thiết bị làm mát.

    - Nghiên cứu, cập nhật việc trang bị, mua sắm thiết bị lạnh và điều hòa không khí có chứa các chất được kiểm soát có GWP thấp, công nghệ làm mát tiết kiệm năng lượng áp dụng đối với cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Đầu tư công.

    Quyết định 496/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 11/06/2024.

     
    69 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận