Việt Nam có mấy TAND cấp cao? Chức năng của TAND cấp cao là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #615382 17/08/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 583 lần
    SMod

    Việt Nam có mấy TAND cấp cao? Chức năng của TAND cấp cao là gì?

    Hiện nay Việt Nam có mấy TAND cấp cao? TAND cấp cao được đặt ở đâu? TAND cấp cao có chức năng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

    Việt Nam có mấy TAND cấp cao? 

    Theo Điều 3 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2014 quy định về tổ chức Tòa án nhân dân như sau:

    - Tòa án nhân dân tối cao.

    - Tòa án nhân dân cấp cao.

    - Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    - Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

    - Tòa án quân sự.

    Việt Nam hiện nay có 3 TAND cấp cao được đặt ở:

    - Hà Nội: Ngõ 2 Tôn Thất thuyết, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

    - Đà Nẵng: 372 Núi Thành, Phường Hoà Cường Bắc, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

    - Thành phố Hồ Chí Minh:

    + Trụ sở hiện nay: số 124 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TPHCM

    + Địa điểm xét xử: số 131 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bến Nghé, Quận 1, TPHCM.

    + Ngày 25/4/2018, trụ sở mới của TAND cấp cao được khánh thành, toạ lạc tại đường số 57, phường Cát Lái, Quận 2, TPHCM.

    Như vậy, TAND cấp cao là một cấp trong hệ thống TAND. Hiện nay Việt Nam có 3 TAND cấp cao được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

    Chức năng của TAND cấp cao là gì?

    Theo Điều 29 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao như sau:

    - Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

    - Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

    Như vậy, TAND cấp cao sẽ phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc TW bị kháng cáo, kháng nghị và giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc TW, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương bị kháng nghị.

    Chánh án, Phó Chánh án TAND cấp cao do ai bổ nhiệm? Có quyền hạn gì?

    (1) Chánh án TAND cấp cao

    Theo Điều 35 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2014 quy định: 

    - Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

    Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

    - Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    + Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;

    + Chủ tọa phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;

    + Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ theo quy định của luật tố tụng;

    + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong Tòa án nhân dân cấp cao, trừ Thẩm phán, Phó Chánh án;

    + Báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cấp cao với Tòa án nhân dân tối cao;

    + Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

    (2) Phó Chánh án TAND cấp cao

    Theo Điều 36 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2014 quy định:

    - Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

    Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

    - Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.

    - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng.

    Như vậy, Chánh án, Phó chánh án TAND cấp cao sẽ do Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm và có những quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định trên.

     
    156 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (15/11/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận