Viên chức ngoại giao được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #612432 06/06/2024

    Viên chức ngoại giao được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao thế nào?

    Ông Nguyễn Văn M là một viên chức ngoại giao của quốc gia Á công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia này đặt tại quốc gia B. Bà N (vợ của ông M), là công dân của quốc gia B. Cho rằng công việc tiến triển thuận lợi, ông M đã tuyên bố khước từ mọi quyền ưu đãi và miễn trừ mà ông được hưởng theo công ước Viên 1961. 1. Tuyên bố của ông M có đúng không? Vì sao?

    2. Bà N có thể được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao theo chồng không? Vì sao?

    3. Giả sử ông M sau đó đã phạm tội nghiêm trọng về hình sự thì ông có thể bị Tòa án quốc gia B xét xử về tội phạm đó không? Vì sao?

    Cho mình xin giải đáp 3 câu này ạ. Mình cảm ơn ạ
     
    271 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #613165   22/06/2024

    lamtuyet9366
    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 143 lần


    Viên chức ngoại giao được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao thế nào?

    Chào bạn! Bạn có thể tham khảo câu trả lời sau đây:

    1. Theo quy định tại Điều 32 Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961 như sau: 

    - Nước cử đi có thể từ bỏ quyền miễn trừ xét xử của các viên chức ngoại giao và của những người được quyền miễn trừ theo Điều 37.

    - Việc từ bỏ này bao giờ cũng phải rõ ràng.

    - Nếu một viên chức ngoại giao hay một người được hưởng quyền miễn trừ xét xử theo Điều 37 đứng ra phát đơn kiện, người đó sẽ không còn được quyền viện dẫn quyền miễn từ xét xử đối với mọi đơn phản kiện có liên quan trực tiếp đến đơn kiện trước.

    - Việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử trong một vị kiện về dân sự hoặc hành chính không được coi như bao hàm cả việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với những biện pháp thi hành án. Về việc này cần phải có sự từ bỏ riêng.

    Điều 32 của Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961 quy định rằng việc từ bỏ quyền ưu đãi và miễn trừ phải do quốc gia cử đi thực hiện, không phải là cá nhân nhà ngoại giao. Do đó, ông M không có quyền tự ý khước từ quyền ưu đãi và miễn trừ mà ông được hưởng. 

    2. Theo khoản 1 Điều 37 của Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961 đề cập như sau:

    Các thành viên gia đình của viên chức ngoại giao cùng sống chung với người đó, nếu không phải là công dân Nước tiếp nhận, được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ nêu trong các Điều từ 29 đến 36.

    Vợ/chồng của nhà ngoại giao và các thành viên gia đình trực tiếp của họ có thể được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ tương tự như nhà ngoại giao. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào sự chấp nhận của quốc gia tiếp nhận (quốc gia B trong trường hợp này). Nếu quốc gia B chấp nhận, bà N có thể được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao. 

    3. Nhà ngoại giao có quyền miễn trừ tư pháp đối với các tội phạm hình sự tại quốc gia tiếp nhận (quốc gia B). Tuy nhiên, nếu quốc gia cử đi (quốc gia Á) từ bỏ quyền miễn trừ của ông M theo quy định tại Điều 32, thì ông M có thể bị xét xử bởi tòa án của quốc gia B. Việc từ bỏ quyền miễn trừ này phải được thực hiện bằng văn bản và không thể thực hiện hồi tố. 

    Trân trọng!

    Lưu ý: Câu trả lời trên chỉ mang tính chất tham khảo

     
     
    Báo quản trị |