Việc tăng vốn điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện bằng đồng tiền gì?

Chủ đề   RSS   
  • #613973 12/07/2024

    phamthithucquyen

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/03/2024
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Việc tăng vốn điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện bằng đồng tiền gì?

    Việc tăng vốn điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện bằng đồng tiền gì? Hồ sơ đề nghị chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm? 

    Việc tăng vốn điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện bằng đồng tiền gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp bảo hiểm muốn tăng vốn được cấp phải đáp ứng các điều kiện:

    - Việc tăng vốn điều lệ, vốn được cấp được thực hiện bằng tiền Đồng Việt Nam;

    - Cổ đông, thành viên góp vốn của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân khác để bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;

    - Sau khi tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm vẫn phải bảo đảm đáp ứng điều kiện về cơ cấu cổ đông đối với công ty cổ phần được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 bao gồm:

    + Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức và mỗi cổ đông đó đáp ứng điều kiện sau đây:

    + Phải góp từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm;

    + Điều kiện quy định tại Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022

    + Một cổ đông cá nhân không được góp vượt quá 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.

    - Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bổ sung vốn điều lệ từ nguồn vốn góp của cổ đông, thành viên góp vốn mới thì cổ đông, thành viên góp vốn mới này phải đáp ứng các điều kiện:

    + Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập:

    ++ Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

    ++ Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp; trường hợp tham gia góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thì phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ;

    ++ Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm mới phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Luật này.

    + Điều kiện về vốn:

    ++ Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ;

    ++ Cổ đông, thành viên góp vốn thành lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.

    + Điều kiện của thành viên góp vốn thành lập của doanh nghiệp bảo hiểm dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn theo Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

    Như vậy, một trong các điều kiện khi doanh nghiệp bảo hiểm muốn tăng vốn là việc tăng vốn điều lệ được thực hiện bằng tiền Đồng Việt Nam.

     

    Hồ sơ đề nghị chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm những gì?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:

    - Văn bản đề nghị thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn được cấp

    - Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) về việc tăng vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp), trong đó nêu rõ số vốn tăng thêm, phương thức tăng vốn và thời gian thực hiện;

    - Phương án huy động và sử dụng vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;

    - Danh sách thành viên dự kiến góp vốn của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn), cổ đông dự kiến sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm (đối với công ty cổ phần) sau khi tăng vốn; tài liệu chứng minh các cổ đông, thành viên góp vốn mới đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 64 và Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

    Lưu ý: Quy định này không áp dụng đối với trường hợp tăng vốn điều lệ theo phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán chứng khoán của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng.

    Tóm lại, để được tăng vốn điều lệ thì doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện việc tăng vốn điều lệ bằng tiền Đồng Việt Nam.

     
    173 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận