Việc rút hết vốn góp vào có đúng pl ko?

Chủ đề   RSS   
  • #119044 21/07/2011

    nnguyenhong

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Việc rút hết vốn góp vào có đúng pl ko?

    Xin luật sư cho biết:
    Công ty tôi là công ty TNHH, trong đó có 2 người góp vốn.
    - Giám Đốc 200tr và 1 thành viên  L góp 200tr,nhưng thành viên này chưa góp đủ số vốn mà mới chỉ góp có 50tr
    - Vì lý do khách quan do công ty mới thành lập nên ko có kế toán và tất cả các chi phí thành lập công ty do thành viên L hạch toán (100tr).Trong thời gian đầu công ty lỗ theo sổ sách kế toán 120tr(kế toán về sau xác định được)
    Bây giờ thành viên này đòi rút vốn hết 50tr có đúng pháp luật ko?
    Và nếu xảy ra tranh chấp thì ra pháp luật sẽ giải quyết ntn? 
     
    4823 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #119161   21/07/2011

    hiep204
    hiep204

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2011
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 360
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 14 lần


     Chào bạn!
    Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì thành viên góp vốn không được rút vốn góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức.
     
    Hướng giải quyết nếu L vẫn muốn rút vốn:
    - L bán lại vốn góp cho công ty --> chuyển thành Cty TNHH 1 TV
    - Nếu công ty không mua thì bán cho thành viên góp vốn khác --> chuyển thành Cty TNHH 1 TV.
    - Nếu thành viên khác không mua thì bán cho người khác không phải là thành viên (tham khảo Điều 43, 44, 45 và 60). và người này sẽ trở thành thành viên góp vốn.

    Nếu L vẫn tự ý rút vốn thì nhờ Tòa án giải quyết.

    Sách hay online - Giao sách miễn phí - http://bigbangbooks.net

    My fanpage: http://facebook.com/bigbangbooks

     
    Báo quản trị |  
  • #119324   22/07/2011

    nguyenhong12
    nguyenhong12

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật sư cho hỏi tôi hỏi thêm
    Trong trường hợp mà số vốn góp này có tranh chấp
    - L ko đòi rút lại vốn và cũng không tham gia trong quá trình hoạt động của công ty. vậy đến 1 ngày nào đó L đưa vấn đề này ra pháp luật thì công ty tôi có sẽ bị pháp luật can thiệp như thế nào?
    - L ko góp đúng số vốn đã quy định và bên công ty tôi hiện tại ko liên lạc gì với L. Vậy về số vốn đăng ký ko đúng sẽ bị xử lý ntn?
    Cảm ơn luật sư!
     
    Báo quản trị |  
  • #119347   22/07/2011

    thuythuythao
    thuythuythao
    Top 500
    Lớp 1

    Lai Châu, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (289)
    Số điểm: 2692
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 78 lần


    Bạn đọc kỹ Luật DN nhé, quy định cụ thể về việc rút vốn góp như sau:

    Điều 42. Nghĩa vụ của thành viên

    1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty; không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 43, 44, 45 và 60 của Luật này.

    2. Tuân thủ Điều lệ công ty.

    3. Chấp hành quyết định của Hội đồng thành viên.

    4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

    5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:

    a) Vi phạm pháp luật;

    b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;

    c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.

    Điều 43. Mua lại phần vốn góp

    1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:

    a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;

    b) Tổ chức lại công ty;

    c) Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.

    Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định vấn đề quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

    2. Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thoả thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

    3. Nếu công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.

    Điều 44. Chuyển nhượng phần vốn góp

    Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 45 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

    1. Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

    2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.

    Điều 45. Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp khác

    1. Trong trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty.

    2. Trong trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.

    3. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 43 và Điều 44 của Luật này trong các trường hợp sau đây:

    a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;

    b) Người được tặng cho theo quy định tại khoản 5 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;

    c) Thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản.

    4. Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

    5. Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.

    Trường hợp người được tặng cho là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba thì họ đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì họ chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.

    6. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai cách sau đây:

    a) Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

    b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 44 của Luật này.
     
    Báo quản trị |