Việc phá hủy lâm sản gỗ

Chủ đề   RSS   
  • #403632 23/10/2015

    nhat92

    Sơ sinh


    Tham gia:03/12/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Việc phá hủy lâm sản gỗ

    Hỏi luật sư một việc như sau:

    tại Ban Quản lý rừng phòng hộ có băt được tang vật gỗ với khối lượng 23m3 gỗ Chò nhóm VI. Nhưng chưa thông qua các cơ quan chức năng có thẩm quyền như (Kiểm Lâm, công an, viện kiểm sát)  phối hợp để ra quyết định phá hủy tang vật mà ông giám đốc BQLRPH cho lực lượng BVR dùng rựa rìu để phá hủy 23m3 trên. Từ việc trên Ông giám đốc làm như thế đúng hay sai

     
    4594 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #404720   31/10/2015

    harylupl
    harylupl
    Top 200
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/03/2015
    Tổng số bài viết (410)
    Số điểm: 2497
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 82 lần


    Trường hợp này là vi phạm quy định tại Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính

    Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu

    1. Tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.

    2. Bảo đảm giữ được giá trị, chất lượng, tiêu chuẩn của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

    3. Chỉ tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tiếp nhận, chuyển tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có quyết định của người có thẩm quyền.

    Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm

    1. Chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu và các hành vi trục lợi khác.

    2. Vi phạm niêm phong, mang tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu ra khỏi nơi tạm giữ, bảo quản trái phép.

    3. Làm mất, thiếu hụt, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

    Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện hết thời hạn bị tạm giữ

    Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

     

    Trường hợp không thuộc tang vật dễ bị hư hỏng thì phải tiến hành bán đấu giá theo Thông tư 173/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu

     
    Báo quản trị |