Việc nhận biết giọng nói trong tố tụng hình sự được thực hiện như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #602757 23/05/2023

    Việc nhận biết giọng nói trong tố tụng hình sự được thực hiện như thế nào?

    Nhận biết giọng nói là hoạt động điều tra viên tiến hành khi cần xác nhận người qua giọng nói của họ, được quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

     

    1. Nhận biết giọng nói là gì?

     

    Nhận biết giọng nói là việc tổ chức cho một người nghe để xác nhận một giọng nói hiện tại với một giọng nói mà họ đã biết trước đây trong mối quan hệ với sự kiện trong điều tra, nhằm xác định xem có phải là đồng nhất hay không.

     

    Để việc nhận biết giọng nói được chính xác, khách quan, số giọng nói được đưa ra để nhận biết ít nhất phải là ba và phải có âm sắc, âm lượng tương tự nhau. Trước khi tiến hành nhận biết giọng nói, điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử kiểm sát viên kiểm sát việc nhận biết giọng nói. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận biết giọng nói. Nếu kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản nhận biết giọng nói.

     

    Việc nhận biết giọng nói phải có sự tham gia của giám định viên về âm thanh; người được yêu cầu nhận biết giọng nói; người được đưa ra để nhận biết giọng nói, trừ trường hợp việc nhận biết giọng nói được thực hiện qua phương tiện ghi âm; người chứng kiến.

     

    Nếu người được yêu cầu nhận biết giọng nói là người làm chứng, bị hại thì trước khi tiến hành, điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối. Việc giải thích này phải ghi vào biên bản.

     

    Để có tài liệu đối chiếu, điều tra viên phải hỏi trước người được yêu cầu nhận biết giọng nói về những đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận biết được giọng nói. Trong quá trình tiến hành nhận biết giọng nói, điều tra viên không được đặt câu hỏi gợi ý. Sau khi người được yêu cầu nhận biết giọng nói đã xác nhận được tiếng nói trong số giọng nói được đưa ra thì yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào đặc điểm gì mà xác nhận giọng nói đó.

     

    Việc nhận biết giọng nói phải lập biên bản theo thủ tục chung. Biên bản ghi rõ nhân thân, tình trạng sức khoẻ của người được yêu cầu nhận biết giọng nói và của những người được đưa ra để nhận biết giọng nói; đặc điểm của giọng nói được đưa ra để nhận biết, lời trình bày của người nhận biết giọng nói; điều kiện về không gian khi thực hiện nhận biết giọng nói.

     

    2. Khi nào cần tiến hành nhận biết giọng nói?

     

    Nhận biết giọng nói là hoạt động điều tra viên tiến hành khi cần xác định người qua giọng nói của họ. Khoản 1 Điều 191 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về trường hợp Điều tra viên có thể tiến hành nhận biết giọng nói, cụ thể như sau:

     

    Khi cần thiết, Điều tra viên có thể cho bị hại, người làm chứng hoặc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can nhận biết giọng nói.
     
    Số giọng nói được đưa ra để nhận biết ít nhất phải là ba và phải có âm sắc, âm lượng tương tự nhau.
     
    Trước khi tiến hành nhận biết giọng nói, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận biết giọng nói. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận biết giọng nói. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản nhận biết giọng nói.

     

    Như vậy, trong quá trình điều tra, nếu nhận thấy có sự cần thiết Điều tra viên có thể cho bị hại, người làm chứng hoặc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can nhận biết giọng nói.

     

    3. Những người nào phải tham gia việc nhận biết giọng nói?

     

    Trước khi tiến hành nhận biết giọng nói, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận biết giọng nói. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận biết giọng nói. Nếu vắng mặt Kiểm sát viên thì phải ghi rõ vào biên bản nhận biết giọng nói. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 191 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì ngoài việc phải có Kiểm sát viên có mặt để thực hiện việc kiểm sát quy trình nhận biết giọng nói thì quy trình nhận biết giọng nói cần phải có mặt của những người sau:

     

    - Giám định viên về âm thanh

    - Người được yêu cầu nhận biết giọng nói

    - Người được đưa ra để nhận biết giọng nói, trừ trường hợp nhận biết giọng nói được thực hiện qua các phương tiện ghi âm

    - Người chứng kiến.

     

    Nhận biết giọng nói là thủ tục áp dụng biện pháp điều tra hình sự nhằm mục đích thực hiện việc thu thập, bổ sung tài liệu, chứng cứ nhằm chứng minh tội phạm thông qua việc tiến hành nhận biết giọng nói.

     
    1544 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận