Việc mở cổng ra ngõ

Chủ đề   RSS   
  • #467413 12/09/2017

    congiap01

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/01/2014
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Việc mở cổng ra ngõ

    Chào các LS:

    Em gái tôi mua đất trong ngõ để xây nhà, quá trình xây đã tuân thủ đúng pháp luật xây dựng. Tuy nhiên có 1 việc phát sinh là 1 số hộ dân trong ngõ cụt (đi qua nhà) có đơn khiêu nại gửi xã nói là nhà không được mở cổng ra ngõ đi chung (tức là cánh cổng không được mở ra phía đường ngõ, theo lý của họ là ảnh hưởng giao thông dù cổng nằm trên đất nhà)

    Các LS vui lòng tư vấn việc nhà em gái tôi mở cổng như vậy có vi phạm pháp luật gì không?

     
    3916 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #479827   25/12/2017

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    - Nếu ngõ cụt đó là đất công cộng của Nhà nước thì em bạn hoàn toàn có quyền mở cổng ra ngõ đó để đi mà không cần phải thỏa thuận hay phải hỏi ý kiến người khác.

    - Nếu phần diện tích đất ngõ cụt đó là sở hữu chung của các hộ dân trong ngõ đó mà nhà em bạn nếu không mở cổng ra ngõ đó thì không còn đường nào để ra đường công cộng thì có quyền yêu cầu các hộ dân sở hữu chung con ngõ cụt đó cho phép mở cổng ra ngõ đó để đi chung và trả cho các hộ sở hữu chung con ngõ đó một khoản tiền nhất định theo thỏa thuận và các hộ đó bắt buộc phải đồng ý cho mở cổng ra đi chung theo quy định tại khoản 1 Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền lối đi qua: "Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

    Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Lượng

Thành viên Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0903 488 525