việc làm

Chủ đề   RSS   
  • #9873 12/05/2009

    tieuanthanh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    việc làm

    em đang học luật và rất thắc mắc về nghề nghiệp trong tương lai, nếu tốt nghiệp ra trường em muốn học thêm ở nước ngoài thì có thể tham khảo địa chỉ nào?cần những điều kiện gì?
     
    6817 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #9874   09/04/2009

    LsNongMinhDuc
    LsNongMinhDuc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2009
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 360
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Học thêm ở nước ngoài

    Chào em!

    Em không cho anh biết cụ thể em muốn đi học nước nào và em có ngoại ngữ gì. Tuy nhiên tuỳ vào hoàn cảnh và điều kiện thực tế em có thể chon một trong hai cách phổ biến sau rất hay được sinh viên trường luật chọn:

    Một là em đi học bằng chính tiền của gia đình em, em có thể lựa chọn trường theo tuỳ theo kinh tế gia đình. Không có quy định chung về điều kiện vì mỗi trường có một quy định về điều kiện riêng. chằng hạn như phải luôn có một lượng tiền tối thiểu trong tài khoản ngân hàng, trình độ ngoại ngữ...vì vậy em phải liên hệ trực tiếp với Lãnh sự quán của Quốc gia em muôn đi học để được hướng dẫn cụ thể.

    Cách thứ hai sinh viên trường Luật giỏi Tiếng Pháp hay chọn đó là liên hệ với Lãnh sự quán Pháp để được  biết cấp học bổng đi học theo diện tài trợ chọn gói hoặc tìm một suất bảo lãnh theo diện giúp việc nhà cho chủ nhà và chủ nhà sẽ bao toàn bộ chi phí học tập. Cách này rất phổ biến tại các nước Châu Âu.

    Chúc em học giỏi và thực hiện được ước mơ của mình.

    Chào em.

    Luật sư Nông Minh Đức.

     
    Báo quản trị |  
  • #9875   12/05/2009

    invalid13612
    invalid13612

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    nếu em khá tiếng anh thì sao? có cơ hội xin được học bổng ko?
     
    Báo quản trị |  
  • #9876   12/05/2009

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    Em chịu khó "săn" học bổng qua mạng, vì có thể mất nhiều thời gian lẫn công sức. Các trang web của các đại sứ quán như Anh, Mỹ, Pháp, Úc ... năm nào cũng công bố về việc cấp học bổng và các chương trình đào tạo dành cho du học sinh em ạ. Nếu đi du học ở các nước nói tiếng Anh thì em phải thi và đạt chuẩn TOEFL; còn đi du học ở các nước nói tiếng Pháp thì em phải thi và đạt chuẩn DELF-DALF.

    Các bạn đang học cấp ba chuyên lên mạng tìm HB đấy em ạ. Tuy nhiên, việc thi đậu đạt chuẩn rồi chỉ mới là điều kiện cần thôi. Còn về "điều kiện đủ" thì em phải nỗ lực nhiều hơn. Bởi lẽ, khi ra nước ngoài học, ngoại ngữ coi như là tiếng mẹ đẻ của em rồi. Do đó, khả năng đọc hiểu được các tài liệu pháp lý, văn bản luật của nước nơi em du học là cả một vấn đề, đó là chưa kể khả năng viết, nghe và nói nữa.

    Nhân nói chuyện về nghề luật và ngoại ngữ, tôi đơn cử hai ví dụ nhỏ về tiếng Anh được sử dụng để dịch các văn bản pháp lý.

    Thứ nhất là từ "luật". Tên gọi chính thức của một (đạo) luật bằng tiếng Anh là "Act". Một luật do quốc hội của một nước ban hành được gọi là "Act". Các bạn cứ thử truy cập vào các trang web của các chính phủ các nước như Mỹ (kể cả chính phủ các tiểu bang), Anh, Úc, New Zealand, Singapore, Philippines thì các bạn sẽ thấy "Act" được sử dụng chính thức trong các tựa đề của các văn bản luật.

    Từ "law" là từ mang nghĩa tổng quát là "luật" (cũng là "đạo luật"), được sử dụng theo lối thông tục (colloquially), chứ không chính thức mang tính trang trọng.

    Do đó, từ "luật" trong tựa đề của văn bản quy phạm pháp luật cần phải dịch là "act", chứ không nên là "law". Nếu dùng chữ "law", dù không sai, thì mất đi tính trang trọng, nghiêm trang, tính chính thức vốn có của một văn bản luật. Chẳng hạn, thay vì dịch "Enterprise Law" (Luật Doanh nghiệp), "Technology Transfer Law" (Luật Chuyển giao công nghệ) thì nên là "Business Act" (ở Mỹ có Small Business Act - Luật về Doanh nghiệp nhỏ), "Technology Transfer Act", vân vân.

    Thứ hai, trong một bản dịch "Civil Code" (Bộ luật Dân sự) của một công ty luật nước ngoài, tựa đề của chương XXI được dịch là "Liability for compensation for non-contractual damages". Trong pháp luật của Mỹ, người ta diễn tả ngắn gọn là "tort claims" (ở Mỹ có Đạo luật này - Tort Claims Act). Đúng ra, "non-contractual damages" nên được thay bằng "tort".

    Từ đó, chúng ta thấy rằng tiếng Anh chuyên ngành nói chung của bất kỳ ngành khoa học nào cũng khó cả và đòi hỏi người học phải cố gắng rất, rất nhiều trên một nền tảng cơ bản vững vàng về ngôn ngữ mà người đó thủ đắc. @

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |