Việc đăng ký nhãn hiệu có phải là bắt buộc hay không ?

Chủ đề   RSS   
  • #295077 03/11/2013

    Luatnewvision

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 311
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Việc đăng ký nhãn hiệu có phải là bắt buộc hay không ?

     

     

    Trả lời:

    Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu.

    Đăng ký nhãn hiệu hay không đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu.

    Mặc dù đăng ký nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc nhưng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lại là rất cần thiết và là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền đối với nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) được xác lập trên cơ sở nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam theo quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ (hoặc quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp). Người được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là chủ sở hữu của nhãn hiệu đã đăng ký và được hưởng quyền đối với nhãn hiệu trong phạm vi bảo hộ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần chứng cứ nào khác.

    Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký đó cho các hàng hoá và dịch vụ đã đăng ký kèm theo nhãn hiệu. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu nhãn hiệu khai thác lợi ích thương mại đói với nhãn hiệu, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nhãn hiệu chống lại các hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

     

    Nếu nhãn hiệu không đăng ký thì người sử dụng nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) sẽ không được công nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu và không có độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó, bất kể người này là người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu. Người đang sử dụng nhãn hiệu nhưng chưa đăng ký tức là chưa xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu mà không đăng ký sẽ dẫn đến khả năng bị mất quyền sử dụng nhãn hiệu đó khi có người khác đăng ký nhãn hiệu đó cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại.

     

     

     

    Thanh lap doanh nghiep| Bao ho thuong hieu| Dich vu ke toan|

    Số 26/16 Phan Văn Trường, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội

    Tel: 04.6682.7986/ 6682.8986

    Nguồn: http://dangkithuonghieu.org

     
    19554 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #295170   03/11/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100064
    Cảm ơn: 3496
    Được cảm ơn 5363 lần
    SMod

    Luatnewvision viết:

    ...Có gì, các mẹ, các bố cứ alo cho em theo số: 0985 928 544 nhé,

    Bác này nói y như đây là webtretho vậy :|

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (25/04/2014)
  • #295080   03/11/2013

    Luatnewvision
    Luatnewvision

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 311
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Cách lập tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như thế nào ?

     

     

    Trả lời:

    Mẫu tờ khai được Cục sở hữu trí tuệ cung cấp miễn phí cho người nộp đơn.

     

    Người nộp đơn có thể sử dụng mẫu tờ khai được đăng tải trên trang website.

     

    Người nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu cần điền đầy đủ thông tin vào tờ khai theo quy định về cách tờ khai.

     

    Hàng hóa, dịch vụ cần được phân loại theo Bảng phân loại hàng dịch vụ của thỏa ước Nice (xuất bản lần thứ IX) tham khảo trên trang web noip.gov.vn. Nếu người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cơ quan đăng ký sẽ thực hiện việc đó và người nộp đơn phải nộp phí phân loại..

     

     

     

     

    Thanh lap doanh nghiep| Bao ho thuong hieu| Dich vu ke toan|

    Số 26/16 Phan Văn Trường, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội

    Tel: 04.6682.7986/ 6682.8986

    Nguồn: http://dangkithuonghieu.org

     
    Báo quản trị |  
  • #295079   03/11/2013

    Luatnewvision
    Luatnewvision

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 311
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải có những tài liệu gì ?

     

     

    Trả lời:

    Đơn đăng ký nhãn hiệu phải có những tài liệu sau:

     

    + Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản);

     

    + Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu kèm theo, ngoài một mẫu được gắn trên tờ khai);

     

    + Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận, thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản);

     

    + Giấy ủy quyền nộp đơn (01 bản);

     

    + Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận:

     

    + Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/ đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt( tên biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặc trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp của người khác) (01 bản).

     

     

     

     

    Thanh lap doanh nghiep| Bao ho thuong hieu| Dich vu ke toan|

    Số 26/16 Phan Văn Trường, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội

    Tel: 04.6682.7986/ 6682.8986

    Nguồn: http://dangkithuonghieu.org

     
    Báo quản trị |  
  • #295078   03/11/2013

    Luatnewvision
    Luatnewvision

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 311
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu ?

     

     

    Trả lời:

    Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa dịch vụ của mình.

    Các chủ thể sản xuất có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm do mình sản xuất

    Các chủ thể kinh doanh dịch vụ có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ do mình cung cấp

    Các chủ thể kinh doanh thương mại hàng hóa có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa mà mình buôn bán, với điều kiện người sản xuất không sử dụng và không phản đối việc sử dụng nhãn hiệu đó.

    Tổ chức tập thể của các chủ thể kinh doanh có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho hàng hóa, dịch vụ của các thành viên.

     

    Tổ chức có chức năng kiêm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

     

     

     

     

     

     

     

    Thanh lap doanh nghiep| Bao ho thuong hieu| Dich vu ke toan|

    Số 26/16 Phan Văn Trường, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội

    Tel: 04.6682.7986/ 6682.8986

    Nguồn: http://dangkithuonghieu.org

     
    Báo quản trị |  
  • #295106   03/11/2013

    Luatnewvision
    Luatnewvision

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 311
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thủ tục thay đổi địa chỉ chi nhánh trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ?

    Công ty chúng tôi vừa thực hiện thay đổi địa chỉ của chi nhánh, do đó, địa chỉ chi nhánh trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cần phải được thay đổi. Xin luật sư hướng dẫn thủ tục điều chỉnh thông tin nói trên. Xin chân thành cảm ơn. (Câu hỏi của anh Phạm Hải Bắc, email: kt_bac@......)

     

    Trả lời:

    Trường hợp của quý công ty có thể làm thủ tục thay đổi địa chỉ chi nhánh trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Ðầu tư nơi Công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ chi nhánh trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty gồm:
    1. Thông báo về việc thay đổi;
    2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh đã thay đổi;
    3. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty.
    Số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ 
    - Thời hạn hẹn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 07 ngày làm việc.

     

     

     

     

     

    Thanh lap doanh nghiep| Bao ho thuong hieu| Dich vu ke toan|

    Số 26/16 Phan Văn Trường, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội

    Tel: 04.6682.7986/ 6682.8986

    Nguồn: http://dangkithuonghieu.org

     
    Báo quản trị |  
  • #295097   03/11/2013

    Luatnewvision
    Luatnewvision

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 311
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Quá trình xem xét đơn kéo dài trong thời gian bao lâu ?

     

     

    Trả lời:

     

    Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn sẽ được Cục sở hữu trí tuệ thông báo kết quả xem xét hình thức đơn dưới hình thức Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hoặc Quyết định dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ.

     

    Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố trên công báo Cúc sở hữu công nghiệp.

    Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ, người nộp đơn sẽ được Cục sở hữu trí tuệ thông báo kết quả xem xét nội dung đơn dưới hình thức thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ hoặc thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

     

     

     

     

     

    Thanh lap doanh nghiep| Bao ho thuong hieu| Dich vu ke toan|

    Số 26/16 Phan Văn Trường, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội

    Tel: 04.6682.7986/ 6682.8986

    Nguồn: http://dangkithuonghieu.org

     
    Báo quản trị |  
  • #298874   23/11/2013

    dovanuan
    dovanuan

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2013
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 121
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Chào bạn

    Về câu hỏi của bạn tôi có ý kiến trả lời như sau:

    Việc đăng ký nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên đăng ký có giá trị rất lớn cụ thể là tạo uy tín cho sản phẩm, dịch vụ; ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền. Thời gian để xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam khoảng 12 tháng. Cơ quan có thể quyền xem xét là Cục Sở hữu trí tuệ.

    Hồ sơ về cơ bản bao gồm:

    +) Tờ khai đăng ký (02 bản)

    +) Mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký (05 mẫu)

    Chúng tôi lưu ý rằng chỉ những tổ chức được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy phép ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp mới có quyền đại diện cho các tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu. Bởi vậy bạn lưu ý khi lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ cho bạn.

    Chúc bạn may mắn và thành công.

    Công ty TNHH MasterBrand - Đại diện Sở hữu trí tuệ

    VP TP. Hồ Chí Minh: 225/19 Nguyễn Đình Chiểu, P.5, Q.3

    VP TP. Hà Nội: 76 Cù Chính Lan, Thanh Xuân, Hà Nội

    VP TP. Đà Nẵng: K48/05 Lý Tự Trọng, quận Hải Châu

    Tel: 08 38 343 383 - 04 3 56 56 858

    Mobile: 0902 26 26 27 - 097 789 22 23

    E-mail: dovanuan.ip@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dovanuan vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi2 (25/08/2014)
  • #319024   17/04/2014

    Vote cho bác Uân & bác Khang - MasterBrand (Belcolaw) 1 phiếu :'(

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn donglg25413 vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi2 (25/08/2014)
  • #340677   23/08/2014

    luatsutraloi2
    luatsutraloi2

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 680
    Cảm ơn: 95
    Được cảm ơn 16 lần


    Sự cần thiết của việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại nước ngoài

     

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại nước ngoài nhằm hạn chế nguy cơ bị chiếm đoạt nhãn hiệu tại thị trường quốc gia sở tại, tránh được các chi phí tốn kém cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan tới việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu.

     

     

    1. Các lợi ích kinh tế doanh nghiệp có thể có được sau khi đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài

     

    Sau khi nhãn hiệu được đăng ký ở quốc gia sở tại, doanh nghiệp là chủ sở hữu nhãn hiệu có thể dạt được một số lợi ích như sau:

     

    - Doanh nghiệp – Chủ sở hữu nhãn hiệu có độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại lãnh thổ quốc gia sở tại; quyền độc quyền này có thể chuyển giao cho các chủ thể khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng li xăng (thông qua những hợp đồng này, doanh nghiệp có thể thu được những khoản tiền tương đối lớn).


    - Sự đảm bảo về giá trị pháp lý tạo ra sự gia tăng giá trị kinh tế của nhãn hiệu;


    - Tạo ra thế cân bằng khi đàm phán hay cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại sản phẩm, dịch vụ tại nước ngoài;


    - Hạn chế nguy cơ bị chiếm đoạt nhãn hiệu tại thị trường quốc gia sở tại, tránh được các chi phí tốn kém cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan tới việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu.
     


    2. Các rủi ro khi nhãn hiệu không được đăng ký tại quốc gia sở tại

     

    Rủi ro lớn nhất mà doanh nghiệp – chủ nhãn hiệu có thể mắc phải là bị một bên thứ 3 đăng ký chiếm chỗ.

     

     Các bên đăng ký chiếm chỗ thường là:


    - Doanh nghiệp của Việt Kiều hoặc người Việt Nam ở nước ngoài;


    - Doanh nghiệp nước sở tại đã hoặc đang là đối tác của chính các doanh nghiệp Việt Nam;


    - Doanh nghiệp nước sở tại trong cùng một lĩnh vực sản xuất kinh doanh.


    Mục đích của việc đăng ký chiếm chỗ:


    - Kiếm lợi từ việc yêu cầu chủ sở hữu nhãn hiệu phải mua lại nhãn hiệu của mình với giá cao;


    - Ngăn cản việc nhập khẩu hàng hoá hoặc việc kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam;


    - Sử dụng uy tín có được từ nhãn hiệu đối với bộ phận người tiêu dùng biết đến danh tiếng của nhãn hiệu đó;


    - Bôi xấu nhãn hiệu nhằm làm tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp thực tế sử dụng nhãn hiệu đó.


    Hậu quả của rủi ro:


    - Việc sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam trên lãnh thổ quốc gia sở tại có thể bị coi là vi phạm pháp luật.


    - Chi phí bỏ ra cho việc giành lại nhãn hiệu là rất tốn kém.
     


    3. Thị trường ưu tiên đăng ký


    Các doanh nghiệp Việt Nam nên chú trọng ưu tiên đăng ký cho các thị trường nước ngoài sau đây:

     

    - Thị trường có nhãn hiệu đang được sử dụng;


    - Thị trường có tiềm năng khai thác lớn trong tương lai;


    - Thị trường nơi có các đối tác lớn hiện tại của doanh nghiệp


    - Thị trường các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao như Mỹ, Nhật, EU. Việc đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia này sẽ góp phần làm tăng giá trị của nhãn hiệu và là một cơ sở quan trọng để có thể giành lại nhãn hiệu đã bị mất tại thị trường các quốc gia mà doanh nghiệp chưa có điều kiện để đăng ký.
     


    4. Nhãn hiệu ưu tiên đăng ký

     

    Doanh nghiệp nên ưu tiên đăng ký trước những nhãn hiệu sau đây:


    Nhãn hiệu gắn liền với tên tuổi, uy tín của doanh nghiệp;


    Nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ trọng tâm tại thị trường tương ứng.

     

     

    (Nguồn: Đăng kí thương hiệu)

     

     

     
    Báo quản trị |