Xin chào các Luật sư, Tôi có một vấn đề cần các LS tư vấn, cụ thể như sau:
Bà A bị là Nguyên đơn trong một vụ kiện tranh chấp HĐ vay tài sản, trị giá 900triệu.
Bà A và các thành viên trong gia đình cùng có quyền sử dụng mảnh đất 1000m2, trị giá khoảng 3tỷ đồng (Sổ đỏ Hộ gia đình).
Ngày 1/7, Bà A và các thành viên trong Hộ gia đình đã làm HĐ tặng cho diện tích đất trên cho Ông B, là con của bà A. HĐ có công chứng.
Ngày 4/7. Tòa Án ra QĐ phong tỏa toàn bộ tài sản chung như trên, theo khaỏn 11 điều 102 BLTTDS.
Ông B đã khiếu nại, và khởi kiện. Trong phiên tòa sơ thẩm, Tòa án đã công nhận là QĐ phong tỏa là trái pháp luật, HĐXX đã QĐ hủy bỏ QĐ phong tỏa tài sản ngày 4/7.
Nhưng Nguyên đơn trong phiên tòa sơ thẩm lại yêu cầu thay đổi Biện pháp khẩn cấp tạm thời theo điều 115 BLTTDS, cụ thể: Cấm thực hiện hành vi chuyển dịch quyền sở hữu tài sản. yêu cầu này đã được Tòa án chấp nhận. Bản án sơ thẩm đã tuyên, chưa có hiệu lực.
Vậy:
1. Tòa án ra QĐ áp dụng điều 115 như trên là đúng hay sai, vì dù cho lúc này ko có HĐ cho tặng, thì các thành viên trong gia đình ko liên quan đến vụ án, vậy Tòa án cấm họ thực hiện quyền của mình là đúng hay sai.
2. Vì QĐ áp dụng BPKCTT được thực hiện trong phiên tòa sơ thẩm, vậy bây giờ thì bị đơn và người có quyền lợi liên quan khiếu nại hay kháng cáo? Khiếu nại thì khiếu nại ở cơ quan nào?.
3. Trong đơn kháng cáo, Ông B có quyền yêu cầu hủy bỏ QĐ áp dung BPKCTT và yêu cầu bồi thường ko? Ai là người phải bồi thường? Tòa án hay Người yêu cầu?.
Xin cảm ơn các luật sư>
Trân trọng!.