Vị trí, tính chất của Hội đồng Bầu cử quốc gia

Chủ đề   RSS   
  • #555806 27/08/2020

    Vị trí, tính chất của Hội đồng Bầu cử quốc gia

    Hội đồng Bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp (Điều 117 Hiến pháp 2013).

    Đối chiếu với các quy định trước đây, quy định tại Điều 117 Hiến pháp 2013 cho thấy từ một cơ quan luật định, do UBTVQH thành lập, phụ trách công tác bầu cử, hoạt động mang tính lâm thời, Hội đồng Bầu cử ở trung ương nay đã chính thức trở thành một thiết chế hiến định độc lập trong bộ máy nhà nước Việt Nam, với một tên gọi mới - Hội đồng Bầu cử quốc gia.

    Với vị trí này, Hội đồng Bầu cử quốc gia trở thành một cơ quan hoạt động chuyên trách, tồn tại thường xuyên, tham gia vào việc tổ chức công tác bầu cử một cách chuyên nghiệp và có ý nghĩa hơn. Bởi lẽ, tính chất hoạt động mang tính lâm thời trước đây của Hội đồng Bầu cử ở trung ương là làm việc theo kiểu "đến hẹn lại lên", tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Do vậy, sau khi giải thể thì toàn bộ hồ sơ của cuộc bầu cử phải bàn giao cho Quốc hội khoá mới. Cách thức này không thực sự đảm bảo tính kế thừa trong công tác bầu cử - một trong những công tác quan trọng thể hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân trong nhà nước pháp quyền.

    Có thể đồng ý rằng công tác bầu cử từ khi có chế định Hội đồng Bầu cử quốc gia sẽ "khắc phục được ba điểm hạn chế sau:

    1. Thành viên của Hội đồng Bầu cử phần đông cũng là người ứng cử;

    2. Quốc hội, HĐND vừa được bầu lại biểu quyết xác nhận tư cách đại biểu của mình;

    3. Thiếu tính chuyên nghiệp trong hoạt động và vì thế thiếu một cơ quan chuyên trách chăm lo công tác bầu cử trong cả nhiệm kỳ, chẳng hạn việc bảo đảm quyền có người đại diện của cử tri ở mỗi đơn vị bầu cử khi đơn vị đó khuyết đại biểu."

     
    2671 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận