Vị trí chỗ ngồi của Luật sư tại phiên Tòa chưa thể hiện hết vai trò của Luật sư

Chủ đề   RSS   
  • #142265 24/10/2011

    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Vị trí chỗ ngồi của Luật sư tại phiên Tòa chưa thể hiện hết vai trò của Luật sư

    Luật sư có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động tố tụng, để cán cân công lý không bị thiên lệch. Bởi lẽ tại bất cứ một phiên tòa nào, thì hội đồng xét xử chính là người trung gian, một bên là cơ quan công tố tức đại diện viện kiểm sát, bên kia là luật sư tranh cãi. Cho nên có thể nói, trung tâm của cuộc cải cách tư pháp là luật sư. 

    Dù đã trải qua một chặng đường dài cải cách, nhiều luật sư vẫn cho rằng, khó mà tranh tụng khi luật cho “đối thủ” của họ luôn cao hơn một bậc.

    Nếu xét ở một hình ảnh cụ thể, tại phiên tòa, kiểm sát viên giữ quyền công tố vẫn luôn được ngồi ngang hàng với hội đồng xét xử ở bục phía trên, trong khi luật sư vẫn phải “khiêm nhường” ở vị trí “phía dưới”. Hàng ghế dành cho luật sư vẫn được bố trí thấp hơn vị trí của vị đại diện VKS.

    Sở dĩ có sự cao thấp đó là vì, trước đây, quan điểm cho rằng, khi truy tố một người có hành vi vi phạm pháp luật ra trước tòa án, đại diện VKS giữ quyền công tố, đại diện cho Nhà nước , nên phải ở vị trí cao, ngang với người đại diện cho Nhà nước thực hiện việc xét xử - tòa án.

    Theo pháp luật, thì trong hoạt động tố tụng, VKS được xếp vào nhóm “các cơ quan tiến hành tố tụng”, còn luật sư bào chữa cho thân chủ thuộc nhóm “người tham gia tố tụng”. Và dĩ nhiên luật sư phải ngồi ở hàng ghế thấp hơn.

    Vị trí ngồi chính là đang thể hiện tiếng nói của luật sư - bên gỡ tội - vẫn bị luật đặt ở "âm lượng bé" hơn so với kiểm sát viên – bên buộc tội.

    Như vậy, công lý đã được định đoạt nhưng cán cân công lý "nghiêng" về bên nào thì lại là chuyện khác. Từ câu chuyện vị trí ngồi, hẳn nhiều luật sư khi tranh tụng tại tòa không khỏi cảm thấy "ấm ức"?

    Luật sư Nguyễn Văn Nguyên - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội ( sưu tầm)


    Cập nhật bởi LUATSUNGUYEN ngày 24/10/2011 01:48:27 CH

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    14928 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #289094   01/10/2013

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Quý vị tham khảo bài viết sau đây của ông Đinh Văn Quế đăng trên báo Pháp luật tp HCM:

    "Vì sao chỗ ngồi luật sư bị 'văng' xuống dưới?

    Chỗ ngồi của luật sư trong các phiên tòa hình sự đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

    Trước đây, Tòa án tỉnh Bình Dương và mới đây là TP Đà Nẵng bố trí lại chỗ ngồi của luật sư ngang hàng với kiểm sát viên nhận được nhiều ý kiến ủng hộ lẫn phản đối.

    Tuy nhiên, chưa ai lý giải vì sao luật sư ở nước ta từng ngồi ngang hàng với kiểm sát viên, giờ lại “văng” xuống dưới. Căn cứ nào mà bây giờ các tòa “kéo” luật sư lên ngồi ngang hàng với kiểm sát viên?...

    Trong Hiến pháp năm 1946, cơ quan tư pháp ở Việt Nam bao gồm: Tòa án Tối cao; các tòa án phúc thẩm; các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp. Đến năm 1958, viện công tố được thành lập nhưng trực thuộc Bộ Tư pháp, còn tổ chức luật sư được thành lập rất sớm theo Sắc lệnh số 46/SL ngày 10-10-1945. Tuy nhiên, lúc đó số lượng luật sư rất ít, lại do hoàn cảnh kháng chiến nên các văn phòng luật sư đều ngừng hoạt động. Năm 1949, Sắc lệnh số 69/SL và Sắc lệnh số 144/SL cho phép nguyên cáo, bị cáo có thể nhờ người không phải là luật sư bênh vực cho mình. Năm 1960 Bộ Tư pháp giải thể, công tác luật sư được giao cho Tòa án Tối cao đảm nhiệm.

    Trong giai đoạn này, khi xét xử một vụ án hình sự, HĐXX được thành lập gồm thẩm phán và các phụ thẩm nhân dân; thẩm phán chủ tọa phiên tòa gọi là “thẩm phán ngồi”; viên công tố gọi là “thẩm phán đứng”. Thời kỳ đó, nước ta chưa có luật tố tụng, trình tự, thủ tục xét xử một vụ án hình sự, cũng như chỗ ngồi của công tố, luật sư, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác được sắp xếp như phiên tòa trong thời kỳ Pháp thuộc, tức kiểm sát viên ngồi ngang hàng luật sư.

     

     Vì sao chỗ ngồi luật sư bị 'văng' xuống dưới?

    #0000ff;">Hình ảnh một phiên tòa. (Ảnh minh họa)

     

    Khi Hiến pháp năm 1959 có hiệu lực, bộ máy Nhà nước nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng được tổ chức lại theo mô hình của nhà nước Xô Viết. Theo mô hình này, VKS có chức năng nhiệm vụ rất lớn: Thực hiện quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội (kiểm sát chung); kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành chức năng công tố đứng ngoài Chính phủ, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Quốc hội. Với vị thế và chức năng, nhiệm vụ như vậy nên khi tham gia phiên tòa hình sự, VKS không chỉ làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố mà còn thực hiện chức năng kiểm sát xét xử. Vì vậy chỗ ngồi của kiểm sát viên tại phiên tòa cũng thay đổi: Từ vị trí thẩm phán đứng, kiểm sát viên không còn ngồi ngang hàng với luật sư nữa. Chỗ ngồi của luật sư trước đây được bố trí cho thư ký phiên tòa.

    Đúng ra, thư ký phiên tòa phải ngồi thấp hơn HĐXX và kiểm sát viên nhưng như vậy thì phòng xử án sẽ thừa ra một chỗ ngồi, nhìn vào sẽ thấy trống trải, trong khi thư ký phiên tòa cũng là người tiến hành tố tụng nên họ được cho ngồi ngang với kiểm sát viên. Thế là luật sư bị “văng” xuống dưới!

    Đến năm 2002, VKS không còn chức năng kiểm sát chung nhưng vẫn giữ chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, chỗ ngồi của kiểm sát viên không thay đổi.

    Kiểm sát viên ngồi cao hơn luật sư tồn tại đã hơn 50 năm. Muốn thay đổi, phải thay đổi tên gọi và chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát. Theo Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị, VKS sẽ được tổ chức lại theo mô hình viện công tố với chức năng chủ yếu là thực hành quyền công tố và tăng cường chỉ đạo hoạt động điều tra. Theo tinh thần này, chỗ ngồi của luật sư ngang hàng với kiểm sát viên là phù hợp với xu thế cải cách tư pháp.

    Tuy nhiên, khi VKS chưa trở thành viện công tố và chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp vẫn còn, thì chưa có cơ sở pháp lý khi để kiểm sát viên ngồi ngang hàng với luật sư."

     

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: [email protected]

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: [email protected]

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Cuonglawyer vì bài viết hữu ích
    Unjustice (01/10/2013)