Vì sao Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy? Hưởng nguyên lương mấy ngày vào dịp Tết?

Chủ đề   RSS   
  • #614669 31/07/2024

    giaptop

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:26/04/2024
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vì sao Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy? Hưởng nguyên lương mấy ngày vào dịp Tết?

    Tại sao lại nói Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy? Sẽ có bao nhiêu ngày mà người lao động sẽ được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong dịp tết Âm lịch?

    Vì sao “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”? Người lao động sẽ được nghỉ làm hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày trong dịp tết Âm lịch?

    Vì sao “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”? Người lao động sẽ được nghỉ làm hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày trong dịp tết Âm lịch? (Hình từ Internet)

    1. Vì sao “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”?

    Câu nói “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” là lời nhắc nhở về thứ tự chúc Tết, thăm hỏi trong 3 ngày Tết, đồng thời, đây còn là cách người Việt thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”.

    Mùng 1 Tết cha

    Theo quan niệm của người Việt xưa thì cha là đại diện cho họ hàng bên nội. Do đó, "mùng một Tết cha" có nghĩa là vào ngày mùng 1 Tết, cả gia đình sẽ tập trung bên nội để cúng bái tổ tiên, sau đó là chúc Tết ông bà cha mẹ.

    Cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm và đi chúc Tết anh em họ hàng thân thiết bên nội, chúc nhau sức khỏe, năm mới an lành và hạnh phúc.

    Mùng 2 Tết mẹ

    Sang ngày mùng 2, gia đình sẽ sang chúc Tết bên ngoại. Do vậy, người xưa gọi mùng 2 là Tết mẹ.

    Cũng với những nghi thức tương tự như ngày mùng 1 bên nhà nội, cả gia đình sẽ quây quần bên nhau, chúc nhau những điều tốt lành.

    Đây cũng là dịp để những người con gái lấy chồng xa quê được về thăm hỏi, tâm sự cùng bố mẹ sau thời gian dài.

    Mùng 3 Tết thầy

    Sau khi đã hoàn thành đạo hiếu với bố mẹ hai bên nội ngoại thì ngày mùng 3 được dùng để tỏ bày lòng biết ơn đối với thầy cô - những người đã có công dạy bảo, dìu dắt mỗi chúng ta nên người. Bởi vậy mà có vế "Mùng 3 Tết thầy".

    Như vậy, câu nói "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy" không chỉ thể hiện truyền thống chúc tết mà hơn tất cả, đây còn là lời nhắc nhở về nét đẹp hướng về cội nguồn, đề cao sự biết ơn của mỗi người trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

    2. Người lao động sẽ được nghỉ làm hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày trong dịp tết Âm lịch?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

    - Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

    - Tết Âm lịch: 05 ngày;

    - Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

    - Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

    - Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

    - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

    Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

    Như vậy, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 05 ngày trong dịp tết Âm lịch và căn cứ vào điều kiện thực tế thì hằng năm, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định cụ thể ngày nghỉ tết Âm lịch.

    3. Có buộc phải thưởng cho người lao động trong dịp Tết Âm lịch không?

    Căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

    - Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

    - Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

    Như vậy, việc thưởng hay không vào dịp Tết Âm lịch là không bắt buộc đối với người sử dụng lao động.

    Tuy nhiên, trên thực tế thì vào dịp Tết Âm lịch, người sử dụng lao động thường sẽ thưởng cho người lao động để động viên, khích lệ tinh thần, công nhận sự cống hiến và như một lời chúc cho năm mới sung túc, bình an đến họ.

    Như vậy, câu nói “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” là lời nhắc nhở về thứ tự chúc Tết, thăm hỏi trong 3 ngày Tết, đồng thời, đây còn là cách người Việt thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”.

    Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 05 ngày trong dịp tết Âm lịch và căn cứ vào điều kiện thực tế thì hằng năm, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định cụ thể ngày nghỉ tết Âm lịch.

     
    83 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận