Vì sao khi hiến máu tình nguyện thì miễn phí, nhưng khi truyền máu phải trả tiền?

Chủ đề   RSS   
  • #610914 24/04/2024

    gryffin

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 1149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    Vì sao khi hiến máu tình nguyện thì miễn phí, nhưng khi truyền máu phải trả tiền?

    “Hiến máu tính nguyện, nhân nghĩa cứu người” đó là câu slogan thể hiện ý nghĩa to lớn của việc hiến máu. Nhưng có bao giờ bạn hỏi, vì sao khi hiến máu tình nguyện thì miễn phí, nhưng khi truyền máu phải trả tiền? Hãy cùng nhau tìm hiểu.

    1. Vì sao khi hiến máu tình nguyện thì miễn phí, nhưng khi truyền máu phải trả tiền?

    Để hiểu rõ vấn đề này, ta cần biết, máu được sử dụng khi truyền cho người bệnh là máu đạt chuẩn đã trải qua nhiều giai đoạn từ khâu vận động, tiếp nhận, xét nghiệm sàng lọc, điều chế hoặc chiết tách các thành phần máu, bảo quản, cấp phát…

    Căn cứ Điều 4 Thông tư 15/2023/TT-BYT quy định về chi phí phục vụ cho việc xác định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn như sau:

    Việc xác định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn dựa trên chi phí cho công tác tiếp nhận, sàng lọc máu, thành phần máu và việc điều chế các chế phẩm máu theo nội dung và mức chi như sau:

    - Chi phí khám lâm sàng, mua vật tư, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm để làm các xét nghiệm bắt buộc quy định tại Thông tư 26/2013/TT-BYT.

    - Chi phí để duy tu bảo dưỡng thường xuyên tài sản, trang thiết bị phục vụ công tác tiếp nhận, sàng lọc và lưu trữ máu, chế phẩm máu.

    - Chi phí hủy đơn vị máu không đạt tiêu chuẩn.

    - Chi hỗ trợ công tác tổ chức tư vấn cho người hiến máu tình nguyện tại các cơ sở y tế công lập được giao nhiệm vụ tiếp nhận, sàng lọc máu.

    - Các khoản chi phí hợp lý và hợp pháp khác phục vụ cho công tác tiếp nhận, sàng lọc, sản xuất, lưu trữ và phân phối máu, chế phẩm máu.

    - Bên cạnh đó là các chi phí hỗ trợ người hiến máu…

    Xem chi tiết tại: Thông tư 15/2023/TT-BYT

    Từ quy định trên ta có thể thấy, máu dù được hiến “miễn phí”, nhưng vẫn cần các chi phí khác đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng máu để sử dụng cho người bệnh. Do đó, khi người bệnh cần truyền máu, phải trả tiền cho số máu cần sử dụng.

    Lưu ý: Theo Quyết định 1995/2004/QĐ-BYT thì Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có giá trị miễn phí truyền máu khi bản thân người hiến máu tình nguyện có nhu cầu truyền máu tại các cơ sở y tế công lập trong toàn quốc.

     

    2. Điều kiện để tham gia hiến máu

    Căn cứ Điều 4 Thông tư 15/2023/TT-BYT quy định về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác của người hiến máu như sau:

    - Tuổi: từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi.

    - Sức khỏe:

    + Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ, 45 kg đối với nam giới được phép hiến máu toàn phần; người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.

    + Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phần máu bằng gạn tách; người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến không quá 500 ml; Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml.

    + Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; không mang thai vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ); không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma tuý, nghiện rượu; không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Luật Người khuyết tật; không sử dụng một số thuốc được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu;

    - Lâm sàng:

    + Tỉnh táo, tiếp xúc tốt;

    + Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tâm trương trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg;

    + Nhịp tim đều, tần số trong khoảng từ 60 lần đến 90 lần/phút;

    + Không có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da.

    - Xét nghiệm:

    + Đối với người hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu bằng gạn tách: nồng độ hemoglobin phải đạt ít nhất bằng 120 g/l; nếu hiến máu toàn phần thể tích trên 350 ml phải đạt ít nhất 125 g/l.

    + Đối với người hiến huyết tương bằng gạn tách: nồng độ protein huyết thanh toàn phần phải đạt ít nhất bằng 60g/l và được xét nghiệm trong thời gian không quá 01 tháng;

    + Đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách: số lượng tiểu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 150´109/l.

    Người tham gia hiến máu ngoài đảm bảo những quy định trên còn phải phụ thuộc vào tình hình trạng cơ thể thực tế do bác sĩ quyết định.

    Tổng kết lại, hiến máu là việc làm nhân đạo, ý nghĩa và cần được mọi người cùng nhau chung sức. Việc phải trả tiền khi truyền máu thực chất là trả phí cho các bước khác nhau nhằm đảm bảo chất lượng an toàn cho người sử dụng. Do đó, người cần truyền máu hãy tuân thủ trả phí theo đúng quy định pháp luật.

     
    35 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận