Vi phạm quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Chủ đề   RSS   
  • #573221 30/06/2021

    Vi phạm quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ

    Mọi người cho mình hỏi rằng đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật (tự ý bỏ việc không viết đơn) và vi phạm thời hạn báo trước (họ viết đơn ngày đến ngày 30/6 mới nghỉ mà ngày 20/6 đã tự ý nghỉ việc) thì giống hay khác nhau?
     
    Hình thức xử lý vi phạm như thế nào và khi người lao động viết đơn nghỉ việc nhưng họ nghỉ trước hạn 10 hay 20 ngày gì đó thì mình xử lý thế nào ạ?
     
    Trong luật mới có quy định nghỉ vệc 5 ngày liên tục thì công ty có quyền đơn phương chấm dứt HĐ và vần phải chi trả lương đầy đủ những ngày họ đã làm. Vậy khi 1 người đã viết đơn nghỉ việc và tự ý nghỉ 5 ngày liên tục k phép thì em sẽ ưu tiền chấm dứt HĐLĐ theo luật hay có thể quy ra là người lao động chấm dứt trái pháp luật ạ (nếu trái luật là phải bổi thường 1/2 tiền lương, không được chi trả trợ cấp thôi việc, bị trừ tiền những ngày vi phạm báo trước).
     
    Mình xin cảm ơn!
     
     
    886 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #573222   30/06/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Về vấn đề của bạn, mình có nghiên cứu sơ qua và trao đổi như sau:

    Tại Bộ Luật lao động 2019 có nêu:

    Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

    1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

    ...

    2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

    b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

    c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

    d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

    đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

    e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

    g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

    Theo đó, nếu thuộc các trường hợp tại Khoản 2 nêu trên thì người lao động không cần phải báo trước và có thể nghỉ ngay và được xem là đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật. Nếu không thuộc các trường hợp tại Khoản 2 nêu trên thì người lao động muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật thì phải tuân thủ thời gian báo trước tại Khoản 1 Điều 35. Lúc này, việc người lao động báo trước nhưng chưa đủ số ngày mà nghỉ hoặc không báo mà nghỉ luôn thì đều được xem là vi phạm Khoản 1 Điều 35 trên và quy vào trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật theo Điều 39 Bộ Luật lao động 2019:

    Điều 39. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.

    Khi đã xác định là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì đơn vị có thể yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 40 Bộ Luật lao động 2019:

    Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    1. Không được trợ cấp thôi việc.

    2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

    Trong Điều trên thì bạn lưu ý rằng dù nghỉ luôn hay làm vài ngày rồi nghỉ thì đều phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động, không được trợ cấp thôi việc và phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo. Còn đối với "khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước" thì nếu thuộc trường hợp báo trước 30 ngày, bạn sẽ xem xét theo hai trường hợp sau:

    - Nếu người lao động nghỉ ngay mà không báo trước thì bạn xác định trong 30 ngày tiếp theo đó có bao nhiêu ngày làm việc, từ đó xác định tiền lương của số ngày làm việc vi phạm để yêu cầu người lao động bồi thường.

    - Nếu người lao động có báo trước nhưng chỉ đi làm vài ngày rồi nghỉ. Ví dụ như làm tiếp 10 ngày và còn 20 ngày nữa theo thời gian báo trước thì bạn sẽ xác định số ngày làm việc trong 20 ngày còn lại đó, sau đó tính tiền lương cho số ngày làm việc trong 20 ngày vi phạm này, đây là khoản mà người lao động phải bồi thường thêm.

     
    Báo quản trị |  
  • #582066   30/03/2022

    thaophuongg24
    thaophuongg24

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:14/03/2022
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Vi phạm quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ

    Trả lời:

    Chào anh/chị, về trường hợp của anh/chị, tôi xin chia sẻ quan điểm như sau:

    Điều 35 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định về uyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:

    “1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

    2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

    b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

    c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

    d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

    đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

    e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

    g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”

    Theo đó, nếu thuộc các trường hợp tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người lao động không cần phải báo trước và có thể nghỉ ngay và được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật. Nếu không thuộc các trường hợp tại khoản 2 nêu trên thì người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật thì phải tuân thủ thời gian báo trước theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019. Lúc này, việc người lao động báo trước nhưng chưa đủ số ngày mà nghỉ hoặc không báo mà nghỉ luôn thì đều được xem là vi phạm khoản 1 Điều 35 trên và sẽ thuộc vào trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo Điều 39 Bộ Luật lao động năm 2019.

    “Điều 39. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.”

    Khi đã xác định là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì công ty có thể yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 40 Bộ Luật lao động năm 2019 như sau:

    “Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    1. Không được trợ cấp thôi việc.

    2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

    Ở đây cần lưu ý rằng, dù người lao động nghỉ luôn hay làm vài ngày rồi nghỉ thì đều phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động, khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước, không được trợ cấp thôi việc và phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo (nếu có). Trong trường hợp người lao động có báo trước nhưng đi làm vài ngày tôi nghỉ thì tiền lương cho số ngày nghỉ trước thời hạn báo trước là khoản tiền người lao động phải bồi thường thêm.

    Trên đây là quan điểm tư vấn của tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Nếu anh/chị còn vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ với luật gia Giang Phương Thảo (số điện thoại 0345904024 hoặc email thaophuongtyl@gmail.com) hoặc để được giải đáp và tư vấn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #586145   27/06/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14891
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Vi phạm quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ

    Ở đây mình có thắc mắc một chút nếu như người lao động báo trước rồi nghỉ tầm 10 ngày sau đó đi làm lại đến hết thời gian báo trước thì đâu có đưa vào trường hợp đơn phương trái luật và yêu cầu bồi thường đúng không? Ở đây là người lao động nghỉ không lương, không phép thôi. Chỉ khi nào hết thời gian báo trước theo đúng luật thì mới xử lý được. Nếu như người sử dụng lao động mà xử lý đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do nghỉ 05 ngày liên tiếp không có lý do chính đáng thì đương nhiên sẽ không xử lý theo trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt trái luật được.

     
    Báo quản trị |