“Vi hành” và nhà nước pháp quyền

Chủ đề   RSS   
  • #277158 23/07/2013

    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    “Vi hành” và nhà nước pháp quyền

    Đây là một bài viết  đăng trên Thời báo kinh tế Sài Gòn.

     

    Từ “vi hành”dạo gần đây đều đều xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Nào là, Bộ trưởng Bộ Y tế “vi hành” chợ Đồng Xuân để kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình “vi hành” quán cà phê để xem xét việc các công chức trong tỉnh bổ nhiệm sở trong giờ làm để đi cà phê. Gần đây nhất là “khuyến cáo” của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “Giám đốc Công an Hà Nội hãy mặc thường phục kiểm tra thực tế”, và là tin “Chủ tịch Hà Nội bất ngời “vi hành” các bến xe… Liệu có nên cổ xúy, khuyến khích những chuyến “vi hành” đó?

    “Vi hành” xưa và nay

    Vi hành vốn là từ chỉ việc vào thời xưa, một lãnh đạo( thường là vua chúa) cải trang để không ai nhận ra, đến một địa phương nào đó, bí mật giám sát tình hình, tìm hiểu cuốc sống của người dân, biết được cách hành xử của quan lại để mà “bình”, “trị”. Đấy chính là cách hiểu gốc của từ “vi hành”. Thế nhưng, đó là vào thời xưa.

    Vi hành kiểu trống rong cờ mở ầm ĩ.

    Bởi lúc đó, mô hình nhà nước tổ chức theo hình thức “quân chủ trung ương tập quyền”, theo đó, mọi quyền hành của nhà nước đều nằm trong tay vua. Vua là “thiên tử”, là con trời, vua sẻ chia quyền lực của mình cho các quan lại dưới quyền, tôn xưng họ thành cha mẹ của dân (dân chi phụ mẫu)… để cai quản quốc gia, thiên hạ.

    Một lý do không kém phần quan trọng, là thời ấy điều kiện giao thông kém, phương tiện thông tin lạc hậu, tình trạng quan liêu, lạm quyền nhan nhản. Giả dụ người dân có nỗi oan muốn nói thì cũng khó như “lên tận trời xanh”, nên những vị vua chúa thường làm những chuyến vi hành ra ngoài cung cấm để nghe nổi oan của dân, và những bậc vua chúa ấy thường được ca ngợi là minh quân, biết lắng nghe tiếng nói của dân.

    Nhưng chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, lúc mà Nhà nước đã thừa nhận và tuyên bố trong Hiến pháp 1992, rằng Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Chúng ta có đủ các cơ quan, các bộ ngành, từ trung ương đến địa phương, hàng chục ngàn công chức với nhiệm vụ thừa hành quyền lực nhà nước để quản lý xã hội.
    Hơn nữa, đây là thời đại công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, phương tiện và công cụ truyền tin nhanh chóng, mọi tiện ích xã hội dường như đến từ một cú điện thoại, một bức thư điện tử thì việc “vi hành” liệu có phù hợp?

    Nếu những chuyến đi đó với mục đích là đi kiểm tra, thị sát, nắm tình hình thực tế, từ đó đề ra những quyết sách, chủ trương để giải quyết tận gốc rễ vấn đề thì đó là việc làm hoàn toàn xác đáng. Nhưng những chuyến “vi hành” như thế được loan đi với nghĩa như hành động cần nhân rộng, hay để làm tấm gương kiểu mẫu cho các địa phương khác học tập và làm theo là rất đáng bàn.

    “Vi hành” nói lên điều gì?

    Thực tế ở hầu hết các cơ quan, các nhân viên công cụ vẫn làm việc thiếu hiệu quả; nhiều luật lệ, quy định vẫn được áp dụng một cách hình thức, đối phó. Hà Nội, TP.HCM vẫn đầy những xe dù lạng lách, chèn ép khách, đậu đỗ bừa bãi; cả nước vẫn có ngàn cái chợ bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, có chứa độc tố gây hại; hàng ngàn bệnh viện vẫn có “nạn phong bì”, “ăn bớt vaccin”…

    Hàng ngàn bệnh viện vẫn có “nạn phong bì”.

    “Vi hành vẫn ngày ngày tiếp diễn trong bối cảnh này, phản ánh thực trạng: các cơ quan công vụ của Nhà nước ở ta chưa thực hiện tròn chức trách của mình, vẫn chưa làm việc hết trách nhiệm, tình trạng lạm quyền vẫn còn diễn ra”… Tức thực trạng xã hội rất đáng báo động.

    Nhưng liệu “vi hành” có làm kết quả hoạt động của các cơ quan, các công chức nhà nước tốt lên?, có làm họ xửa lý công việc có hiệu quả hơn, có làm giảm bớt tình trạng thực phẩm mất an toàn?, có làm cho nạn “mãi lộ” của cảnh sát giao thông giảm xuống, có khiến cho những vụ án sai phạm đất đai do chính quyền cấp địa phương như ở Tiên Lãng không còn tái diễn…?

    Có thể đáp ngay rằng: không! Nếu có chăng, đó chỉ là kết quả tức thời, đối phó và chống chế, không phản ánh đúng thực tế.

    Chưa kể, liệu các quan chức có thể “vi hành” khắp địa hạt quản lý của mình? Làm sao Chủ tịch UBND Hà Nội có thể kiểm tra hết hàng chục bến xe ở Hà Nội? Làm sao bà Bộ trưởng Bộ Y tế có thể khiến thực phẩm các chợ trên cả nước đều sạch như chợ Đồng Xuân ngày bà đi kiểm tra?

    Mà giả dụ, có thời gian kiểm tra hết, thì kết quả cũng không hoàn toàn xác tín. “Vi hành” càng làm cho tình trạng gian dối, cách làm “kiểu mẫu” giả giá tăng thêm.
    Cái quan trọng của một mô hình chính quyền của nhà nước pháp quyền là cần dùng các mối quan hệ xã hội để ràng buộc, chi phối hành vi xã hội; cần sử dụng các công cụ, thực thi nghiêm minh các quy định được trao đã hiến định rõ ràng trong Hiến pháp, cụ thể trong các điều luật. Có như thế mới tạo nên xã hội thượng tôn pháp luật. Đấy mới chính là điều cốt lõi của một nhà nước pháp quyền hiện đại.

    ĐVT (TBKTSG)

    Cập nhật bởi themiracle ngày 23/07/2013 08:35:12 CH Cập nhật bởi themiracle ngày 23/07/2013 11:48:41 SA

    the uncertainty

     
    8218 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn themiracle vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (23/07/2013) ngocloan1990 (23/07/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #277240   23/07/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Nếu nói vậy thì Chế độ quân chủ lập hiến tốt hơn XHCN ah? Hay là ta phải trở về cái thời "kém" văn minh hơn thì may ra các vị lãnh đạo mới quản lý đất nước tốt hơn?

    Bởi lúc đó, mô hình nhà nước tổ chức theo hình thức “quân chủ trung ương tập quyền”, theo đó, mọi quyền hành của nhà nước đều nằm trong tay vua. Vua là “thiên tử”, là con trời, vua sẻ chia quyền lực của mình cho các quan lại dưới quyền, tôn xưng họ thành cha mẹ của dân (dân chi phụ mẫu)… để cai quản quốc gia, thiên hạ.

    Một lý do không kém phần quan trọng, là thời ấy điều kiện giao thông kém, phương tiện thông tin lạc hậu, tình trạng quan liêu, lạm quyền nhan nhản. Giả dụ người dân có nỗi oan muốn nói thì cũng khó như “lên tận trời xanh”, nên những vị vua chúa thường làm những chuyến vi hành ra ngoài cung cấm để nghe nổi oan của dân, và những bậc vua chúa ấy thường được ca ngợi là minh quân, biết lắng nghe tiếng nói của dân.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #277255   23/07/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


     

    TRUTH viết:

     

    Nếu nói vậy thì Chế độ quân chủ lập hiến tốt hơn XHCN ah? Hay là ta phải trở về cái thời "kém" văn minh hơn thì may ra các vị lãnh đạo mới quản lý đất nước tốt hơn?

     

     

    Chế độ nào cũng có cái tốt của nó đó bạn; Nhờ vậy mà nó được hình thành và phát triễn trước khi bị thay thế.

    Hiện chúng ta vẫn duy trì nhiều quy định mang tính "phong kiến" như kính trọng người lớn tuổi, thầy cô ...Còn về mặt pháp luật thì chúng ta cũng kế thừa nhiều quy định đã có từ lâu (chúng ta gọi là tập quán).

    Việc quản lý tốt hay không thì không phụ thuộc vào trình độ văn minh mà do nhiều yếu tố : Singapore không có gì hơn nước khác nhưng được khen nhiều vì quản lý tốt.

    "điều kiện giao thông kém, phương tiện thông tin lạc hậu, tình trạng quan liêu, lạm quyền nhan nhản. Giả dụ người dân có nỗi oan muốn nói thì cũng khó như “lên tận trời xanh"

    Bây giờ không còn tình trạng điều kiện giao thông kém, phương tiện thông tin lạc hậu, tình trạng quan liêu, lạm quyền nhan nhản, nhưng bạn thử xin gặp quan để trình bày nguyện vọng thì sẽ được hướng dẫn :

    -Gặp cơ quan có thẩm quyền giải quyết; Cơ quan này thường là cơ quan thấp nhất và là cơ quan mà bạn muốn phản ánh hay phản đối.

    -Khi đến cơ quan này thì bạn cũng đừng hòng gặp được quan (dù chỉ là quan nhỏ) mà được hướng dẩn liên hệ bộ phận tiếp dân.

    -Nếu bạn quá kiên nhẩn muốn gặp quan thì được cung cấp lịch tiếp công dân của quan : một tuần hoặc 2 tuần một lần. Theo lịch tiếp dân của lảnh đạo, bạn đến xin gặp thì được trả lời là quan đi họp (dù đã đăng ký trước).

    -Nếu bạn đủ kiên nhẫn đi nhiều lần thì sẽ được quan tiếp và nhận đơn, hẹn giải quyết. Sau đó, khi bạn đến liên hệ lại thì được quan thông báo là đã giao cho quan phó giải quyết, gặp được quan phó thì được hẹn và yêu cầu liên hệ với tổ trưởng bộ phận chuyên môn; Khi bạn gặp tổ trưởng thì được thông báo là giao cho một chuyên viên trong tổ xem xét giải quyết.

    - Sau đó là quy trình ngược lại : Chuyên viên làm đề xuất rồi nhưng tổ trưởng chưa xem, tổ tưởng xem rồi thì chuyễn cho quan phó xem; quan phó xem rồi thì chờ quan trưởng ký.

    -Khi bạn gặp quan trưởng thì được trả lời là : do còn một số vấn đề chưa rỏ nên đã làm công văn hỏi cấp trên. Sau đó là điệp khúc : Cấp trên chưa trả lời.

    - Sau đó, người Thừa kế hợp pháp của bạn sẽ được yêu cầu bổ sung thêm tài liệu và tiếp tục đi theo con đường của bạn (vì vậy một lời khuyên chân tình là khi làm việc với quan thì nhớ dẫn con theo để đời sau tiếp bước.

    Trân trọng !

     

    Cập nhật bởi ngocloan1990 ngày 23/07/2013 06:32:51 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #277269   23/07/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Vi hành là chuyện của chế độ Phong kiến. Thời của nhà nước pháp quyền mà còn tung hô vi hành nữa thì quay lại thời đồ đá đi là vừa.

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
  • #277283   23/07/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn !

    themiracle viết:

    Vi hành là chuyện của chế độ Phong kiến. Thời của nhà nước pháp quyền mà còn tung hô vi hành nữa thì quay lại thời đồ đá đi là vừa.

    Đúng như bạn nói : dùng từ "vi hành" là không phù hợp. 

    Tuy nhiên, dùng từ này thì mang ý nghĩa tốt (theo xưa)hơn là dùng các từ khác hoặc khi chưa có từ khác thay thế tốt hơn như đi kiểm tra, đi thực tế vì bị hiểu với nghĩa là "vô ích".

    Tôi đồng ý với bạn là vi hành mà "tiền hô, hậu ủng" thì không đúng với nghĩa chuẩn của từ "vi hành". Nhưng tôi thấy là có ý nghĩa tích cực dù còn hạn chế : biết có cấp trên xuống, cấp dưới tìm cách che dấu nên chỉ còn thấy 1 hoặc 2 thay vì thấy 10(nếu "vi hành" đúng nghĩa). Vẫn còn hơn là chỉ ngồi trong phòng máy lạnh, bàn giấy mà ra chỉ thị, văn bản chỉ đạo.

    Từ ngữ do báo chí tự đặt ra chứ chưa chắc người ta đã thích (vì họ cũng thấy phản cảm như bạn). Tôi có đọc trên báo là một tỉnh nào đó đã "cung tiến" một vật có giá trị (tôi quên là vật gì rồi) cho khu tưởng niệm Bác Hồ (Từ mà chắc chắn Bác không bao giờ chấp nhận, mà chỉ do đám nịnh bợ tự đặt ra !)

     

    Cập nhật bởi ngocloan1990 ngày 23/07/2013 09:37:39 CH
     
    Báo quản trị |