Vì đâu giang hồ đòi nợ thuê có đất sống?

Chủ đề   RSS   
  • #222190 25/10/2012

    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vì đâu giang hồ đòi nợ thuê có đất sống?

    Những ai chuyên sống bằng nghề cho vay nặng lãi thì đều có "số má" trong giới giang hồ, bị quỵt nợ là "xử" ngay. Bên cạnh đó, những người chủ nợ khác tuy không phải cho vay chuyên nghiệp nhưng vì tiếc của khi bị quỵt nợ đã thuê giang hồ đòi nợ… Phải chăng do vậy mà giang hồ đòi nợ thuê có đất sống?

    TP Hồ Chí Minh là nơi dừng chân của rất nhiều giang hồ đến từ khắp nơi trong cả nước. Trong đó những băng giang hồ chuyên sống bằng nghề đòi nợ thuê hiện hữu ở TP Hồ Chí Minh, theo đánh giá của cơ quan Công an thì gần như quận, huyện nào cũng có. Vì tình trạng cho vay nặng lãi, vay mượn của nhau rồi quỵt nợ trong cộng đồng dân cư vẫn còn khá phổ biến. Mà những ai chuyên sống bằng nghề cho vay nặng lãi thì đều có "số má" trong giới giang hồ, bị quỵt nợ là "xử" ngay. Bên cạnh đó, những người chủ nợ khác tuy không phải cho vay chuyên nghiệp nhưng vì tiếc của khi bị quỵt nợ đã thuê giang hồ đòi nợ, hậu quả là tiền mất, tù mang!  

    Thuê giang hồ đòi nợ

    Nguyễn Thị Kim Yến (43 tuổi, ngụ phường Bình Hưng Hòa A, Bình Tân) là một đối tượng cho vay nặng lãi có biệt danh là Yến "sư tử" vì thị rất dữ dằn. Hôm 18/9/2012, khi Yến cùng hai "đệ tử ruột" là Trần Đại Dương (27 tuổi, ngụ xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh) và Nguyễn Văn Lâm (31 tuổi; quê quán Giồng Trôm, Bến Tre; 1 tiền án về tội giết người) bị Đội 2, PC45, Công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ về hành vi "bắt giữ người trái pháp luật" và "cưỡng đoạt tài sản" tôi thấy Yến hết sức bình thản, chẳng tỏ ra sợ sệt gì.

    Tôi hỏi Yến có hối hận trước việc làm của mình, thị cười bảo chuyện dùng vũ lực để đòi nợ là chuyện thường ngày mà thị làm ngót chục năm nay nên "lỡ" bị bắt cũng là chuyện thường tình. Thậm chí thị còn "trách" con nợ: "Khi vay tiền họ nói ngon nói ngọt lắm, vậy mà trả mới có mấy ngày đã bỏ trốn, không "xử đẹp" thì làm sao mà họ trả".

     

    Một số chủ nợ và đối tượng đòi nợ thuê bị Công an bắt giữ.

     

    Theo hồ sơ vụ án thì trước đây, chị H. và C. (ở quận 4, TP Hồ Chí Minh) có đứng ra bảo lãnh cho anh H. vay trả góp của Yến 20 triệu đồng với lãi suất 25%/tháng. Nhưng khi trả được 4 ngày thì anh H. trốn biệt tăm. Yến cho đàn em đi tìm không gặp được nên thị bắt giữ, đánh đập chị H. để yêu cầu trả tiền thay. Từ đó chị H. làm đơn tố cáo.

    "Cho vay đến 25% tháng là đã vi phạm pháp luật. Còn bắt giữ, đánh đập và buộc người khác trả nợ thay người nợ tiền mình là hành động rất đáng lên án chị có biết không?" - Tôi hỏi Yến. Yến gạt ngang: "Vậy thì đừng vay, đừng bảo lãnh. Chấp nhận chơi thì phải chấp nhận chịu chớ!". Thật ra thì lời lẽ ngang tàng của Yến chính là "lẽ phải" trong giới giang hồ, nơi không dành cho những người biết thượng tôn pháp luật. Còn anh H. vốn không phải giang hồ nhưng vì quá túng quẫn nên làm liều vay lãi nặng. Đến khi không còn khả năng trả nợ đành phải bỏ trốn vì sợ Yến "xử" mình. Từ đó cho thấy rằng trong vụ án này lỗi một phần xuất phát từ phía nạn nhân.

    Giữa năm 2010, chị N. (29 tuổi, quê Nha Trang, Khánh Hòa) đã sử dụng 3 giấy chủ quyền nhà (trong đó có 2 giấy giả và 1 giấy chủ quyền thật của căn hộ thuộc cao ốc Phú Nhuận PN-Techcons của anh L.) để vay của Đỗ Trần Uyên Hạ 10 tỷ đồng với lãi suất 0,7%/ngày. Ngoài ra N. còn vay tín chấp của Hạ với số tiền gần 2 tỉ đồng, 11.000USD và 10 lượng vàng SJC.

    Tuy nhiên, sau khi vay tiền xong, N. chỉ trả được ít ngày lãi thì bỏ trốn. Hạ đi xác minh nguồn gốc của 3 căn nhà và phát hiện 2 sổ giả, còn anh L. thì cho hay có cho N. mượn giấy chủ quyền chứ không liên quan gì đến chuyện nợ nần. Thế nhưng Hạ yêu cầu anh L. phải trả nợ thay cho chị N.. Anh L. không đồng ý thì Hạ dọa sẽ cho giang hồ từ Hải Phòng vào "xử đẹp".  Đúng như lời dọa, Hạ thuê băng giang hồ đòi nợ thuê gần chục tên đã đã bắt cóc anh N. đưa lên xe 7 chỗ ngồi, đánh đập và ép anh N. phải trả nợ thay. Nhận được tin báo, cơ quan Công an vào cuộc giải cứu cho anh N., bắt giữ Hạ cùng một số đồng phạm.

    Trước đây bà Lê Kim Đính (48 tuổi, ngụ đường Nguyễn Cư Trinh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1) có vay của bà Tống Thị Kim Dung (44 tuổi, ngụ phường 16, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) 8,5 tỷ đồng với lãi suất cao nhưng không có khả năng chi trả. Khi Dung đòi nợ quá gắt, bà Đính nói với Dung là bà có cho bà Hiếu (ngụ phường Tân Phong, quận 7) và ông Minh (ngụ quận 8) mượn nợ 1,5 tỷ đồng nhưng đòi hoài chưa trả. Nếu bà Dung giúp đòi được thì Đính sẽ trả hết phần này cho Dung. Dung đồng ý nhưng buộc bà Đính phải cùng mình đi tìm ông Minh và bà Hiếu đòi nợ.

    Liền sau đó, Dung thuê băng đòi nợ thuê với 7 tên để cùng Đính dùng vũ lực ép buộc bà Hiếu phải nhận nợ. Bà Hiếu cho biết mình chỉ đứng ra bảo lãnh cho ông Minh vay nợ chứ không có mượn tiền của bà Đính. Thế nhưng các đối tượng này đã bắt giữ bà Hiếu và ép buộc bà Hiếu phải viết giấy nợ Dung 1,5 tỉ đồng.

    Sau khi có giấy nợ, bọn chúng thả bà Hiếu ra nhưng buộc bà Hiếu mỗi tháng phải trả cho Dung 100 triệu đồng, nếu không thực hiện sẽ bị giết chết. Ngày 25/9/2012, tại quán cà phê Lan Anh, trên đường Nguyễn Thị Thập, phường Bình Thuận, quận 7, khi Dung cùng một số đối tượng đồng bọn đến ép buộc bà Hiếu đưa số tiền 250 triệu đồng, thì các trinh sát thuộc phòng PC45, Công an TP Hồ Chí Minh  bắt quả tang…

    Vì sao không nhờ cơ quan pháp luật giải quyết?

    Từ một số trường hợp mà chúng tôi đã đề cập ở trên cho thấy, khi bị người khác quỵt nợ thì kẻ giang hồ hay người bình thường có xu hướng thuê côn đồ để đòi nợ mà không nhờ sự can thiệp của cơ quan pháp luật. Vì sao vậy?

    Tôi đem câu hỏi này để hỏi các chủ nợ thì họ đều cho rằng vì mình cho vay lãi suất quá cao nên sợ nhờ cơ quan pháp luật can thiệp thì không khéo bị truy cứu về hành vi "cho vay nặng lãi". Còn những người cho vay với mức lãi suất "tuy cao nhưng có thể chấp nhận được" thì cho rằng việc vay mượn nhau là quan hệ dân sự, muốn đòi phải kiện ra tòa. Mà thời gian kể từ khi tòa thụ lý đến lúc xét xử phải mất hàng tháng trời, đó là chưa kể bản án bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm… có khi quay tới quay lui mất hết năm, bảy năm trời mà chưa chắc đã xong.

    Đã vậy, đến lúc thi hành án, người bị kiện chẳng có tài sản (hoặc đã tẩu tán hết) để mà thi hành thì cũng bằng không. Nhiều người vì "ngán" khởi kiện dân sự nên tố cáo người quỵt nợ đến cơ quan Công an về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hoặc "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Tuy nhiên sau đó hầu hết đều được cơ quan điều tra hướng dẫn khởi kiện ra tòa vì cho rằng không đủ cơ sở để khởi tố vụ án hình sự.

    Một điều tra viên của Đội 8, PC45, Công an TP Hồ Chí Minh phân tích, đối với tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại Bộ luật Hình sự thì thủ đoạn gian dối phải xuất hiện ngay từ đầu, tức người phạm tội cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin đó là sự thật nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong khi đó, hầu hết các vụ vay mượn đều xuất phát từ miếng mồi lãi suất cao mà đây chỉ là một thỏa thuận dân sự.

    Còn đối với tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" thì việc giao và nhận hoàn toàn ngay thẳng dựa trên hợp đồng (vay, mượn, thuê...) và sự tín nhiệm (người thân, quen biết, bạn bè..). Sau khi có được tài sản mới xuất hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn bỏ trốn, không có khả năng hoàn trả vì đã sử dụng vào mục đích bất hợp pháp. Thế nhưng để chứng minh hành vi này của họ là việc không dễ dàng.

    Thực tế, nhiều người quỵt nợ khi được cơ quan Công an mời lên làm việc và hỏi vay tiền để làm gì thì họ bảo làm ăn nhưng bị thua lỗ. Còn vì sao rời khỏi địa phương thì họ viện cớ do sợ chủ nợ thuê giang hồ bắt giữ, đánh đập nên lánh mặt chứ không có ý bỏ trốn. Mà đã không bỏ trốn thì coi như là… quan hệ dân sự! Mà đã là dân sự thì phải ra tòa, mà ra tòa thì…biết đến chừng nào!

    Chính vòng luẩn quẩn này đã tạo đất sống cho những kẻ đòi nợ thuê là nguyên nhân chính khiến các chủ nợ trở thành đối tượng phạm tội.

    Do vậy, một lời khuyên dành cho các chủ nợ là đừng mờ mắt vì hám lãi suất cao và phải sống và làm việc theo pháp luật, đừng dùng "luật rừng" để "trị" con nợ. Vì như thế chỉ bị thiệt thân, vừa mất tiền vừa phải rơi vào vòng lao lý..

    Theo: Cand.com.vn

     

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    4577 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #222192   25/10/2012

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Những vụ chủ nợ trở thành đối tượng phạm tội - "Tại anh, tại ả …" và những kẽ hở pháp lý

    Những vụ chủ nợ trở thành đối tượng phạm tội do đòi nợ kiểu côn đồ
     
    Những sự tiện lợi của “hụi họ” và tín dụng đen như việc vay vốn nhanh, vay bao nhiêu cũng có, lãi suất thỏa thuận mà lại không cần thế chấp tài sản khiến nhiều đối tượng lựa chọn hình thức này để góp vốn làm ăn. Đó cũng chính là lý do khiến cho hình thức tín dụng đen này nhanh chóng phát triển, từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy.

    Thực tế các vụ vỡ nợ xảy ra trong thời gian qua cho thấy, có hai hình thức huy động vốn rất phổ biến hiện nay: Hình thức thứ nhất là góp phường hay còn gọi là chơi hụi, chơi họ, dạng huy động này phát triển mạnh ở vùng nông thôn; dạng thứ hai là vay tiền với lãi suất cao thường gọi là "tín dụng đen", đối tượng "cầm cái" đều là những kẻ có máu mặt…

    Những sự tiện lợi như việc vay vốn nhanh, vay bao nhiêu cũng có, lãi suất thỏa thuận mà lại không cần thế chấp tài sản khiến nhiều đối tượng lựa chọn hình thức này để góp vốn làm ăn. Đó cũng chính là lý do khiến cho hình thức "tín dụng đen" này nhanh chóng phát triển, từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy.

    1001 kiểu đe dọa đòi nợ

    Liên tiếp trong thời gian qua, trên địa bàn cả nước xảy ra nhiều vụ trọng án, nguyên nhân bắt nguồn từ việc đòi nợ bất thành. 10h đêm 7/10, tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, do mâu thuẫn nợ nần, đối tượng Luân (ở Sóc Sơn) dùng dao nhọn đâm vào cổ anh Đặng Ngọc Kiên (30 tuổi, trú tại Bá Hiền, Vĩnh Xuyên, Vĩnh Phúc). Nguyên nhân vụ việc này bắt nguồn từ khoản vay 5 triệu đồng… Sau nhiều lần đòi nợ Kiên không trả, Vĩnh hẹn Kiên vào hồi 21h ngày 7/10 đến thôn Bầu giải quyết, tại đây giữa hai bên đã xảy ra xô xát. Trong lúc thiếu kiềm chế, Luận  dùng dao nhọn đâm vào cổ Kiên dẫn đến tử vong.

    Cay cú vì "con nợ" không trả tiền, nhiều chủ nợ còn dùng hình thức bắt giữ người trái pháp luật, bắt cóc, cướp hoặc cưỡng đoạt tài sản. Vụ bắt giữ người trái pháp luật xảy ra vào tháng 6/2012 là một ví dụ. Khoảng tháng 4/2011, anh Nguyễn Tùng Lam vay 200 triệu đồng của Huấn. Do Lam không trả được, tháng 12/2011, Huấn cùng một số đối tượng đến nhà đánh chị Tuyết và đập phá tài sản ép anh Lam, chị Tuyết (vợ Lam) phải trả tiền…

    Đó chỉ là hai trong nhiều vụ vi phạm pháp luật xảy ra trên địa bàn cả nước trong thời gian qua mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc vay nợ “tín dụng đen”.

    Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ Công an TP Hà Nội cho biết: Xuất phát từ việc các con nợ chây ỳ, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để bội tín đã gây ra các vụ việc phức tạp về ANTT trên.

    Theo quy định của pháp luật, các tội danh quy định ở hành vi này thường là lạm dụng tín nhiệm hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Muốn chứng minh được hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm thì phải có các dấu hiệu như con nợ bội tín, không có khả năng thanh toán và dùng thủ đoạn gian dối để không trả khoản nợ đó. Trong khi đó, việc thu thập chứng cứ để xử lý các vụ án vay mượn “tín dụng đen” rồi chiếm đoạt thường mất nhiều thời gian, công sức? Cơ quan điều tra phải làm rõ việc sử dụng số tiền đã chiếm đoạt được như thế nào, từ đó xác định hành vi phạm tội cũng như việc thu hồi tài sản để trả cho các bị hại. Trong trường hợp chủ nợ đòi rát thì trả rất nhỏ giọt, vay hàng tỷ đồng thì có khi một tháng chỉ trả được vài triệu đồng, thậm chí không trả.

    Trong khi đó, có nhiều vụ án được đưa ra truy tố, xét xử nhưng rồi kết quả xử lý không thỏa đáng và không giải tỏa được bức xúc trong nhân dân. Một số vụ án tuyên chỉ là "tuyên hơi", nghĩa là người bị hại không nhận được một khoản tiền nào, trong số tiền đã bị mất. Và bản án của pháp luật dù nghiêm khắc đến đâu thì cũng không giải quyết được bức xúc cho bị hại là thu được tiền.

    Một trong số đó phải kể đến vụ án Hoa “gà" do Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ thụ lý. Theo mức án đã tuyên, Hoa phải bồi thường cho các bị hại là 16 tỷ đồng, nhưng số tài sản này đã bị tẩu tán, cơ quan điều tra không thu được. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc không thu hồi được tài sản là do thời gian thụ lý hồ sơ quá lâu. Khi củng cố được tài liệu thì quãng thời gian dài, đối tượng đã tẩu tán toàn bộ tài sản.

    Thời gian qua, nhiều cuộc tranh cãi của các cơ quan điều tra về củng cố chứng cứ. Thực tế, cơ quan điều tra gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm án: Lừa đảo thì đối tượng bảo là không lừa, chỉ là chiếm dụng vốn của nhau. Khi Công an củng cố đến gốc thì các đối tượng khai đã chuyển giao cho nhiều đối tượng và cuối cùng là không còn tiền. Trong một số trường hợp không thể củng cố được tội danh của đối tượng chủ mưu, đứng sau giật dây.

    Vụ vỡ nợ trên 14 tỷ đồng tại huyện miền núi Thanh Sơn (Phú Thọ) là một ví dụ. Khi biết Bình không có khả năng thanh toán,  chủ nợ đã đứng ra bảo lãnh cho con nợ đi vay tiền để trả tiền cho chủ nợ. Theo cơ quan điều tra thì đối tượng này đóng vai trò chủ mưu, đồng phạm, nhưng tài liệu chứng cứ đối chiếu với các quy định của pháp luật thì không thể xử lý được… Việc chứng minh đối tượng này đứng ra bảo lãnh việc vay nợ là cực kỳ khó khăn. Vì thế, trong vụ án này, đối tượng Bình phải đứng ra chịu trách nhiệm hoàn toàn về vụ án.

    Một kẽ hở thứ 2 là để truy cứu tội cho vay nặng lãi, phải có các yếu tố như số tiền cho vay và lãi suất cho vay. Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ lâu năm trong công tác điều tra cho biết: Trong những trường hợp như trên, quan điểm của Viện Kiểm sát là chưa cấu thành tội phạm vì đối tượng vẫn hứa hẹn trả tiền cho người bị hại. Nhưng thực tế thì con nợ đã bội ước, thậm chí còn thách thức thích làm gì thì làm. Đây chính là cái không chặt chẽ, dấp dính giữa dân sự và hình sự. Mặt khác, quan điểm của các cơ quan pháp luật không hình sự hóa các vấn đề dân sự. Vận dụng kiểu gì là do ý chí của các nhà thi hành pháp luật. Ngoài việc không thực hiện đúng hợp đồng thì phải có biểu hiện gian dối, lẩn tránh. Thế nên đối tượng không trốn, với số tiền là vài tỷ đồng, thi thoảng trả nợ nhỏ giọt… để lại sau đó là những hệ quả khôn lường.  

    Thiệt đơn, thiệt kép

     

    Hoàng Văn Lý bị dẫn giải về buồng tạm giữ.

     

    Đó còn chưa kể đến việc giải quyết theo tố tụng dân sự, các chế tài xử lý gần như không có tình khả thi, dẫn đến tình trạng là các "con nợ" coi thường, không tuân thủ các bản án. Các bản án dân sự xử hết cấp nọ đến cấp kia, có vụ án kéo dài đến 2-3 năm mà không mang lại kết quả. Vì thế, khi hướng dẫn ra toà dân sự thì người đứng đơn rất ngại. Phần khác, theo quy định của tố tụng dân sự, khi khởi kiện ra toà về tranh chấp tài sản thì tòa án nơi tiếp nhận đơn phải truy thu án phí dân sự trên trị giá tài sản tranh chấp. Đây là một số tiền rất lớn so với điều kiện thực tế của những người đứng đơn, họ đang bị lừa hàng tỷ đồng. Cứ tính ra tiền án phí là thu trước, thì mới xử… Đây là vấn đề bất hợp lý, gây rất nhiều khó khăn.

    Những vụ án có xử lý xong thì việc thi hành cũng không phải dễ dàng, các chủ nợ vì thế "thiệt đơn, thiệt kép" đối tượng vay tiền đâu còn để trả. Có trường hợp khi tòa dân sự yêu cầu nộp tiền thì họ rút đơn kiện luôn vì không đủ tiền để nộp phí. Vì thế, khi cơ quan điều tra hướng dẫn ra tòa án dân sự, họ không khởi kiện, mà thuê các đối tượng ở bên ngoài xiết nợ và thế là từ chủ nợ, họ trở thành bị can trong các vụ án. Trong các trường hợp này, người đi thuê trở thành đối tượng đóng vai trò chủ mưu.

    Để tránh các trường hợp trên, những người có tiền cho vay phải cảnh giác, trước khi quyết định cho vay tiền phải tìm hiểu kỹ các đối tác, xem khả năng tài chính như thế nào, mục đích mượn tiền để làm gì. Nếu khả năng, năng lực tài chính có thể thanh, quyết toán món vay đúng theo hợp đồng thì cho vay.

    Trong trường hợp các đối tượng đưa ra mức lãi suất càng cao thì càng phải chú ý, đừng quá tham lam, nhìn thấy mối lợi trước mắt quên mất thiệt hại lâu dài mà mình phải gánh chịu. Những bài học này rất cũ nhưng không phải lạc hậu. Bởi các "kịch bản" như hụi họ trước đây và bây giờ là vay lãi “tín đụng đen” đều là hình thức câu nhử bằng lãi suất cao nên khi "chết" thường “chết” cả dây. Bởi các chủ nợ không chỉ sử dụng tiền của mình, còn lôi kéo rất nhiều người khác tham gia. Và vì "ngồi mát vẫn ăn bát vàng" nên nhiều người vẫn dính vào vòng luẩn quẩn đó. Việc thiết lập các hợp đồng về mặt pháp lý (có chứng nhận của phòng công chứng, đảm bảo các quy định chặt chẽ về pháp lý) đây là cửa ải giúp người cho vay tiền quyết định nên cho vay hay không.

    Trong trường hợp xảy ra tranh chấp cần phải hành xử theo đúng pháp luật, không được tự ý xử lý các vấn đề. Về phía các con nợ trong khả năng của mình cần phải thanh toán một phần tiền để trả lại cho các chủ nợ, tránh gây tâm lý bức xúc cho các chủ nợ.

                                                                                                                      Theo: cand.com.vn

     

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Cuonglawyer vì bài viết hữu ích
    buigiabaoviet (26/10/2012) Halaw (27/10/2012)
  • #577528   29/11/2021

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Vì đâu giang hồ đòi nợ thuê có đất sống?

    Những nơi cho vay nặng lãi, con nợ khi không trả đúng thời hạn thì chủ nợ sẽ thuê giang hồ để đi đòi nợ thuê. Lợi dụng khó khăn về tiền bạc của con nợ mà nhiều nơi cho vay nóng, cho vay nặng lãi, đến khi con nợ không thể trả nợ đúng hạn thì chủ nợ thuê giang hồ dùng mọi cách kể cả gây thương tích để thu hồi nợ. Do vậy giang hồ đòi nợ thuê có đất sống.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nhmylinh97 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2021)
  • #577701   30/11/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Vì đâu giang hồ đòi nợ thuê có đất sống?

    Giang hồ đòi nợ thue có đất sống cơ bản là vì sao, vì có cầu thì phải có cung. Có người cần vay tiền, thì có người cho vay nặng lại, có người cho vay nặng lãi thì phải có người đòi nợ thuê. Như vậy thì muột loại bỏ triệt để thì ta cần chú ý đến nguồn gốc vấn đề trước hết

     
    Báo quản trị |  
  • #586621   29/06/2022

    maibng
    maibng

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:27/06/2022
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Vì đâu giang hồ đòi nợ thuê có đất sống?

    Giang hồ đòi nợ thuê có đất sống xuất phát một phần từ nguyên nhân muốn vay tiền nhanh chóng, thủ tục đơn giản của những người đang cần vay mượn. Thay vì vay tiền tại ngân hàng với thủ tục phức tạp, xác minh nhiều bước thì đối với vay tiền của giang hồ nhanh chóng hơn rất nhiều, bù lại phải trả lãi rất cao.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #587103   30/06/2022

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Mình nghĩ cũng do nhu cầu xã hội, bởi hiện nay việc vay tiền khá dễ dàng, đặc biệt là vay nóng, và để muốn thu hồi nợ nhanh thì công việc đòi nợ thuê ra đời dù luật pháp đã cấm công việc này, nhưng thực tế nó vẫn tồn tại, và là nổi ám ánh của nhiều người khi lỡ vay nóng mà không thể tra nợ đúng hạn.

     
    Báo quản trị |