Về việc tranh chấp tội danh giữa Tội giết người theo Điều 93 với tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người theo khoản 3 Điều 104 BLHS

Chủ đề   RSS   
  • #481408 07/01/2018

    Về việc tranh chấp tội danh giữa Tội giết người theo Điều 93 với tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người theo khoản 3 Điều 104 BLHS

    Câu hỏi là tại sao không tranh chấp giữa Tội giết người với những tội danh khác gần với nó như Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS), Tội giết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97 BLHS)…Bởi vì trên thực tế thì so với Tội giết người theo Điều 93 BLHS các tội danh kia có dấu hiệu nhận biết và có thể phân biệt được khá rõ ràng với Tội giết người. Nhưng Tội giết người (Điều 93 BLHS) và Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người theo khoản 3 Điều 104 BLHS tuy theo quy định của pháp luật và lý luận thì có thể cảm thấy có thể phân biệt một cách rõ ràng nhưng trên thực tiễn không hề đơn giản như vậy. Ngoài ra, còn về mức độ nguy hiểm của hai tội phạm này rất khác nhau.

    Ví dụ: Quân và Trung đã có mâu thuẫn từ trước. Ngày 30/5, Quân đi trên đường thì gặp Trung và cả 2 có lời qua tiếng lại. Do được mọi người can ngăn nên Quân đi về. Về đến nhà Quân vẫn cảm thấy tức nên đã cầm con dao thái lan đi kiếm Trung. Đi được một đoạn thì Quân thấy Trung. Nhìn thấy Quân đang cầm con dao đi về phía mình thì Trung bỏ chạy nhưng không kịp và bị Quân đâm một nhát vào  bụng (Quân không biết đâm trúng cụ thể ở đâu) khiến Trung ngã xuống. Thấy vậy, mọi người xung quanh đưa Trung đi cấp cứu và chết trên đường đi đến bệnh viện.

           Như tình huống ở trên, việc xác định tội danh cho hành vi của Quân là khá khó khăn. Trong ý chí thì Quân không muốn giết Trung mà chỉ muốn đâm một nhát để hả giận. Nhưng về mặt pháp lý, Quân phải nhận thức việc đâm vùng bụng là vùng trọng yếu của con người vì ở đó có những bộ phận quan trọng của một con người như gan, thận,…có thể gây chết người. Từ đó, Kiểm sát viên được phân công khó có thể xác định tội danh mà Quân sẽ bị truy tố.

    Đề xuất hướng giải quyết:

           Vì sắp tới Bộ luật Hình Sự 2015Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sắp có hiệu lực (có hiệu lực ngày 01/01/2018) nên các cơ quan tiến hành tố tụng (Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra) cùng nhau thảo luận và đưa ra cách hiểu thống nhất xác định rõ đâu là hành vi cấu thành tội giết đâu là tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người hay những dấu hiệu để phân biệt 2 tội danh này. Bên cạnh đó cũng phải nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của người tiến hành tố tụng (Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên) để ngay từ giai đoạn điều tra thì có thể xác định được tội danh của những vụ án tương tự trường hợp trên.

     
    4784 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #481489   08/01/2018

    Trong các yếu tố cấu thành tội phạm, có xét đến mục đích và động cơ gây án chứ không chỉ xét đến hành vi và hậu quả. Đối với tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, mình nghĩ mục đích và động cơ gây án sẽ là yếu tố quan trọng để phân định 2 tội danh này. Trong thực tế điều tra, xét xử, cả phía tòa án và viện kiểm sát cũng phân tích rất kỹ yếu tố này mới có thể đưa ra kết luận hợp lý đối với từng vụ việc.

     
    Báo quản trị |