Về việc tranh chấp tài sản do ba má tôi để lại nhưng đã đồng ý cho em làm thủ tục đúng tên?

Chủ đề   RSS   
  • #215 06/08/2008

    truongthuong

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Về việc tranh chấp tài sản do ba má tôi để lại nhưng đã đồng ý cho em làm thủ tục đúng tên?

    Luật sư cho tôi hỏi:

    Ba má tôi có 10 nguời con. Năm 1974 ba má tôi có viết giấy tay với ý định là giao ngôi nhà cho đứa em Út (lúc đó 20 tuổi )vì nó đang thất nghiệp, trong giấy tay đó có chữ ký của 4 người con nhung không có xác nhận của chính quyền.

    Đến năm 1975 ba má tôi không đề cập đến vấn dề ngôi nhà nữa vì tất cả anh chi em tôi lúc đó đều thất nghiệp (cũng trong năm này má tôi mất).

    Đến 1996 ba tôi có họp anh chi em tôi lại (có ghi âm buổi họp) và nói rằng giao nhà đất cho người Anh lớn và đứa em Út quản lý để hai người có thể lo thủ tục nhà đất và đóng thuế chứ không phải cho luôn( ba có nói rằng khi cần anh chị em tôi có thể bán).

    Năm1997 sau khi ba tôi mất đi anh lớn và đứa em Út đi lo giấy tờ sở hữu cho nhà Đất nhưng trên phường bảo phải ghi vào đơn xin cấp sở hữu là hai anh em đồng sở hửu( chứ không được ghi là quản lý) thì mới cấp sở hửu nhà, lúc đó chúng tôi đều đồng ý để thủ tục nhanh chóng hoàn tất.

    Từ trước đến nay mọi chi phí sửa chữa và đóng thuế đều do các anh em đóng góp vậy mà nay em Út của tôi vịn vào lý do là ba má tôi cho nhà ( giấy tay 1974) và đứng tên sở hữu nhà nên muốn toàn quyền sử dụng và áp đặt chúng tôi theo ý muốn của nó( nó muốn dành hết căn nhà và chia đất xung quanh theo ý nó).
    Xin cho chúng tôi hỏi:

    Thứ 1: Giấy tờ viết tay của ba má tôi cho nó có được pháp luật công nhận không (không có xác nhận của chính quyền lúc đó). Có được coi là di chúc của ba má tôi ?

    Thứ 2: Anh em chúng tôi muốn bán và chia đều cho mười người có được không ? (trước giờ anh em chúng tôi tuy đã lập gia đình nhưng vẩn sống chung trong nhà đất của ba má).

    Thứ 3 : Ngôi nhà chúng tôi đang ở (300 m2) và có sân trước khoảng 100 m2 thì cái sân đó có thuộc sở hữu của ngôi nhà không? có kể là tài sản chung không?

     

     
    5774 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #216   09/08/2008

    lstuan
    lstuan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 108
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Nhà đất

    Trả lời:
    Về câu hỏi của Bạn,  tôi có mấy ý kiến với bạn như sau:
    Thứ 1:  

    Tại Khoản 4 Điều 50 Luật đất Đai: Người đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ đất nhưng đất đã sử dụng ổn định từ trước 15.10.1993, nay được UBND Phường xã xác nhận là đất không tranh chấp, phù hợp quy hoạch thì vẫn được công nhận quyền sử dụng đất.

    Nếu người được cho nhà bằng giấy tờ tay. Người này trực tiếp quản lý, sử dụng, đăng ký kê khai theo chủ trương nhà nước, thực hiện nghĩa vụ tài chính trong quá trình sử dụng, nhà đất không ai tranh chấp, phù hợp quy hoạch thì có thể được Nhà nước công nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.  

    Giấy tờ viết tay của Ba, Má bạn không thể coi là di chúc vì trong giấy viết tay đó nội dung là cho nhà.

    Thứ 2:  Anh em của Bạn (dù sống chung trong nhà này) chỉ được yêu cầu bán nhà chia đều khi căn nhà này được xác định di sản thừa kế của cha mẹ để lại và không có di chúc. Nếu đã  được cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSSĐƠ thì chủ sở hữu quyết định mọi vấn đề liên quan căn nhà, chia tiền như thế nào do chủ sở hữu quyết định. Việc sống chung trong nhà không liên quan đến công nhận chủ sở hữu nhà, đất.

    Thứ 3: 100m2 sân trước mà bạn nói là phần diện tích chung trong khuôn viên căn nhà, nó không thể tách rời tài sản riêng. Bạn phải xem lại giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở để xác định đã được công nhận chưa.

    -          Nếu căn nhà Bạn nói đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSSĐƠ cho Anh và em của Bạn:  Bạn nên liên hệ với Cơ quan đã  cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSSĐƠ cho Anh và Em của Bạn xin  trích lục hồ sơ cấp chủ quyền cho căn nhà này, để xác định việc lập hồ sơ xin cấp chủ quyền có đúng trình tự quy định của Pháp luật không? Nếu không, Bạn có thể tiến hành thủ tục khởi tại Tòa yêu cầu hủy giấy chứng nhận QSHNƠ và QSSĐƠ đã cấp cho Anh và Em của Bạn.

    -           Nếu căn nhà Bạn nói chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSSĐƠ thì Bạn liên hệ UBND Quận, Phường tiến hành thủ tục cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSSĐƠ do Ba, Mẹ Bạn đứng tên chủ sở hữu, sau đó tiến hành thủ tục khai di sản thừa kế theo Qui Định.

    Nếu Ba,Mẹ bạn đứng tên chủ sở hữu căn nhà Bạn nói, Ba Mẹ Bạn  chết không để lại di chúc nên thừa kế được chia theo luật. Những người hưởng di sản do Ba, Mẹ Bạn để lại gồm: Ông bà Nội, ông bà Ngoại ( Nếu Ông bà Nội chết trước Ba Bạn thì không được hưởng, ông bà Ngoại chết trước Mẹ Bạn thì không được  hưởng) và các Anh, Chị em Bạn.

    Chào Bạn!

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: