Về việc tính giờ làm việc tăng ca

Chủ đề   RSS   
  • #138235 08/10/2011

    shakura_yoyo

    Sơ sinh

    Yên Bái, Việt Nam
    Tham gia:20/07/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Về việc tính giờ làm việc tăng ca

     Thưa các anh chị! Em hiện làm việc tại một Doanh Nghiệp trong nước, sau một thời gian làm việc tại đây em nhận thấy có một vài điểm mà em khó hiểu vậy em mong được các anh chị giải đáp cho em được hiểu rõ hơn.

     Điều thứ nhất là về vấn đề hợp đồng lao động, khi nộp hồ sơ xin vào làm việc em được người quản lý nhân sự của doanh nghiệp này trao đổi là sẽ tiến hành ký hợp đồng lao động sau thời gian em học việc (1 tháng). Nhưng cho tới nay em đã làm việc tại doanh nghiệp này được gần 5 tháng mà vẫn không được ký hợp đồng, sau khi thắc mắc thì nhận được những lời vòng vo... Nhìn lại trong doanh nghiệp em nhận thấy hầu hết là chưa người lao động nào được ký hợp đồng lao động ( kể cả những người lao động đã làm việc trên 1 năm). Em thiết nghĩ đây có thể là giải pháp mà công ty đưa ra nhằm cắt giảm chi phí bảo hiểm. Doanh nghiệp này làm như vậy có đúng với quy định của nhà nước không ajk?

     Điều thứ hai em muốn hỏi là về cách tính thời gian làm việc và tăng ca của doanh nghiệp này. Buổi sáng em vào làm việc lúc 07h cho tới 11h thì nghỉ ăn trưa, 12h vào làm việc tiếp cho tới 15h45 thì kết thúc ca chính. Nhưng hầu hết ngày nào doanh nghiệp này cũng tăng ca, nghĩa là sau thời gian nghỉ trưa 12h em sẽ làm việc tới 16h30 thì nghỉ ăn phụ (30 phút) tới 17h00 tiếp tục làm việc tới 19h00 thì kết thúc. mỗi ngày như thế doanh nghiệp này tính em được 4h tăng ca, cộng dồn cuối tháng tính số giờ tăng ca cộng lại cứ mỗi 8h em được tính bằng một ngày làm việc 8h.

    Em thắc mắc theo quy định thì giờ làm việc tăng ca của em sẽ được tính bằng 150% giá trị lao động bình thường, nhưng đã được giải thích rằng mỗi ngày em chỉ tăng ca có 2h45 phút ( từ 15h45- 16h30 + 17h- 19h00) và công ty đã cho thêm mới được 4h. Như các doanh nghiệp khác thì giờ ăn phụ trước tăng ca cũng được tính, vậy doanh nghiệp không tính cho em giờ ăn phụ vào giờ tăng ca như vậy có đúng với quy định hay không?

     Em rất mong được các anh chị giải đáp để em được hiểu rõ hơn. Em xin Trân Trọng cảm ơn.

    Đừng bao giờ nói dối!

     
    22814 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #139687   14/10/2011

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần
    Lawyer

    Chào em!
    Với những thông tin em cung cấp thì rõ ràng những quy định và phương pháp tính của doanh nghiệp nơi em đang làm việc là không đúng với các quy định của pháp luật lao động về hợp đồng lao động và thời gian làm việc.
    1. Về hợp đồng lao động được quy định như sau:
    Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Lao động, Nghị định 44/2003/ND-CP và Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH với hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên thì bắt buộc phải ký hợp đồng lao động.
    Như vậy với thực tế tại doanh nghiệp em đang làm việc họ chưa ký hợp đồng là trái với các quy định hiện hành của luật lao động. Về việc này người lao động có quyền yêu cầu được ký hợp đồng để người sử dụng lao động tổ chức ký hợp đồng lao động. Trong trường người sử dụng lao động vẫn không chịu ký hợp đồng thì em và những người lao động trong công ty có thể đề nghị các cơ quan chức năng can thiệp.
    2. Về thời gian làm việc và thời gian làm thêm được quy định tại Điều 68 và 69 Bộ luật lao động nội dung như sau:

    Điều 68

    1- Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết.

    2- Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

    Điều 69

    Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ, nhưng không được quá bốn giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm.

    Về thời gian làm thêm giờ được hướng dẫn tại Nghị định 109/2002 ngày 27/12/2002 như sau:

    1. Thời giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày đối với từng loại công việc. Trong trường hợp quy định thời giờ làm việc theo tuần thì tổng cộng thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm trong một ngày không vượt quá 12 giờ. Tổng số thời giờ làm thêm trong một năm không vượt quá 200 giờ, trừ các trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 3 Điều này.

    2. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm không quá 200 giờ trong một năm theo quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:

    - Xử lý sự cố trong sản xuất;

    - Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn;

    - Xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng và sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt của công nghệ không thể bỏ dở được;

    - Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời được.

    3. Trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm, được quy định như sau:

    A) Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu, bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giày và chế biến thuỷ sản nếu phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất hoặc do tính chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước thì được làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, nhưng phải thực hiện đúng các quy định sau:

    - Phải thoả thuận với người lao động;

    - Nếu người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên thì người sử dụng lao động phải bố trí cho họ được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc, ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường;

    - Trong 7 ngày liên tục, người sử dụng lao động phải bố trí cho người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.

    B) Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh khác có các điều kiện như các doanh nghiệp, cơ sở quy định tại điểm a của Khoản này, nếu có nhu cầu làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, thì:

    - Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc Bộ, ngành quản lý phải xin phép và được sự đồng ý của Bộ, ngành quản lý đó;

    - Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh khác phải xin phép và được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    4. Trong trường hợp phải khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh trong phạm vi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thì người sử dụng lao động được phép huy động làm thêm giờ vượt quá quy định tại khoản 1 của Điều này, nhưng phải được sự thỏa thuận của người lao động."

    Theo các quy định về thời gian làm thêm giờ thì người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động làm thêm tổng số 200 giờ trên một năm, các trường hợp khác đều phải thỏa thuận với người lao động về thời gian vượt quá. Như vậy nếu công ty của em không có sự thỏa thuận với người lao động và số giờ lao động vượt quá 200 giờ/1năm là vi phạm pháp luật lao động về thời gian làm thêm.

    3. Vấn đề tiền lương trong thời gian làm thêm giờ.
    Điều 61 Bộ luật lao động quy định về việc trả lương đối với thời gian làm thêm giờ theo đó người lao động được trả lương ít nhất bằng 150% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.
    Như vậy việc công ty em chỉ tính và trả lương cho người lao động theo ngày làm việc bình thường là không đúng.

    Căn cứ quy định pháp luât, căn cứ tình hình thực tế tại công ty của em có thể nói rằng công ty em đang vi phạm nhiều nội dung của pháp luật lao động.
    Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình người lao động trong công ty em cần phải yêu cầu công ty thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền can thiệp./.
    Chúc em may mắn!


    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LuatSuDuongVanMai vì bài viết hữu ích
    tamanco (15/10/2011) shakura_yoyo (16/10/2011)
  • #295302   04/11/2013

    Chào Luật Sư Mai!

    Tôi hiện nay làm việc tại phòng nhân sự cho coongty , nhưng vì tôi chưa hiểu rõ về vấn đề tăng ca nên muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề như sau:

    1. Công ty tôi có yêu cầu công nhân làm việc từ 7h sáng hôm trước đến 6h sáng hôm sau thì có (1cong HC + 13,5h tc)

    Ngày hôm sau vào làm việc từ 8h sáng thì giám đốc nói tính ngày đó là HC.

    Vậy thưa luật sư cho tôi hỏi vấn đề này như sau: - quy định của giám đốc như vậy đúng hay sai

    - Có quy định về thời giant ăng ca sáng đêm như vậy  lương tính như thế nào?

    Cảm ơn luật sư!

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư. DƯƠNG VĂN MAI - Email: Lsduongmai@gmail.com

CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG, ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - http://www.luatbachduong.vn

Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Tổng đài tư vấn: 19006281