Về việc hưởng thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #80994 26/01/2011

    daomanhtrang

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:25/01/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Về việc hưởng thừa kế

    Giúp tôi hiểu với.

    Năm 1985 tất cả gia đình (bà nội) gom tiền để cho chú tôi (là em trai của ba tôi) vào trong nam mua đất. Khi vào thì mua được mảnh đất với diện tích 17000 m2, sau đó năm 1990 chú tôi có lấy vợ và mua thêm 10000m2 ở kế mảnh đất cũ, do chú tôi đứng tên.

    Chú tôi mất năm 2003 có vợ và 3 con. Đến năm 2009 bà nội mất và không có để lại di chúc do mất đột ngột. Sau khi bà nội mất thi bên gia đình đằng vợ chú đối xử hỗn láo, làm mất hết tình cảm bên gia đình bên nội.

    Do đó cho tôi hỏi là giờ có làm được việc chia thừa kế không? ba tôi và các bác, các cô có đòi phân chia thừa kế số đất mà gia đình gom tiền đưa cho chú mua được không? và có được quyền thừa kế khi bà nội đã mất không, và số đất sau khi chú lấy vợ thì thế nào?

    Theo tôi được biết thì việc hưởng thừa kế đó theo kế vị phải không?

    Xin Chân thành cảm ơn

     
    5870 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #81011   26/01/2011

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    Vấn đề bạn hỏi, tôi xin trả lời ngắn gọn như sau:

    1. Chia thừa kế tài sản của chú bạn (nếu không có di chúc):
    - TH1: Gia đình bạn chứng minh được việc gom tiền cho chú bạn đầu tư là cho vay, mượn (không phải cho) thì: Tài sản là mảnh đất 17000m2 là tài sản riêng của chú bạn, sẽ được chia thừa kế như sau: Mảnh đất trên được chia đều cho các người cùng hàng thừa kế thứ nhất (bà nội bạn, vợ chú bạn và 3 người con), trong đó có trích lại một khoản tiền thanh toán tiền vay, mượn cho gia đình bạn trước kia. Đối với mảnh đất mua thêm 10000 m2 thì được chia: vợ chú bạn được 1/2, sau đó 1/2 còn lại chia đều cho: vợ chú bạn, các con, bà nội bạn.
    - TH2: Nếu chú bạn và vợ của chú bạn thỏa thuận mảnh đất đó là đất chung của hai vợ chồng thì cả hai mảnh đất đều được chia theo nguyên tắc chia mảnh đất thứ hai đã nói ở trên.

    2. Chia thừa kế của bà nội bạn:
    - tất cả các con của bà nội bạn đều được hưởng đều tài sản bà nội bạn để lại, trong đó người chú bạn đã mất nên ba cháu con của chú sẽ được hưởng phần của chú bạn (thừa kế thế vị).
     

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kienlawyer vì bài viết hữu ích
    abic (10/05/2011)
  • #81067   26/01/2011

    NguyensoaiD36
    NguyensoaiD36

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2010
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 840
    Cảm ơn: 69
    Được cảm ơn 62 lần


    "Năm 1985 tất cả gia đình (bà nội) gom tiền để cho chú tôi (là em trai của ba tôi) vào trong nam mua đất.", chủ topic trình bày nguyên văn như vậy, do đó phải làm rõ tình tiết này bởi có tới 2 tình huống :
    1- Tất cả gia đình gom tiền #ff0000;">để cho người chú vay mua đất ở miền Nam.
    2- Tất cả gia đình gom tiền #0070c0;">để hùn vốn với người chú mua đất ở miền Nam.
    Rơi vào trường hợp thứ nhất thì chia thừa kế của người chú như bạn kienlawyer đã trình bày. Còn rơi vào trường hợp thứ hai thì đầu tiên phải chia 17.000m2 đất cho những người chung vốn vì đó là tài sản chung của tất cả gia đình, phần của người chú bao nhiêu sau đó mới được chia thừa kế như vừa nói.
    Cập nhật bởi NguyensoaiD36 ngày 26/01/2011 08:48:09 PM Cập nhật bởi NguyensoaiD36 ngày 26/01/2011 08:47:31 PM

    SỐNG LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

     
    Báo quản trị |  
  • #81168   27/01/2011

    daomanhtrang
    daomanhtrang

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:25/01/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trước tiên xin cho mình cảm ơn
    Và cho minh hỏi thêm là:
    Chú toi mat trước đến nay là 7 năm và ba nội mat sau den nay la 2 năm thì có gì khúc mắc không.?
    xin cảm ơn ah.
     
    Báo quản trị |  
  • #81258   28/01/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod


    Chào bạn!

    Chú bạn mất trước thì bà nội được hưởng thừa kế của chú. Bà nội mất sau thì phần thừa kế mà đáng ra chú bạn được hưởng từ bà nội sẽ được chuyển cho con của chú theo quy định tại Điều 677 BLDS về thừa kế thế vị.

    Nó khác với trường hợp bà nội mất trước thì chú được hưởng thừa kế của bà nội. Chú mất sau thì bà nội không được hưởng thừa kế của chú.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ngtuananhx94 (04/12/2012)
  • #232803   12/12/2012

    anngroup
    anngroup

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/09/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    BachThanhDC viết:

    Chào bạn!

    Chú bạn mất trước thì bà nội được hưởng thừa kế của chú. Bà nội mất sau thì phần thừa kế mà đáng ra chú bạn được hưởng từ bà nội sẽ được chuyển cho con của chú theo quy định tại Điều 677 BLDS về thừa kế thế vị.

    Nó khác với trường hợp bà nội mất trước thì chú được hưởng thừa kế của bà nội. Chú mất sau thì bà nội không được hưởng thừa kế của chú.

    Thân!

    Luật sư kiểm tra lại việc Áp dụng điều 677 trong trường hợp này nhé...

     
    Báo quản trị |  
  • #232827   12/12/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    anngroup viết:

     

    BachThanhDC viết:

    Chào bạn!

    Chú bạn mất trước thì bà nội được hưởng thừa kế của chú. Bà nội mất sau thì phần thừa kế mà đáng ra chú bạn được hưởng từ bà nội sẽ được chuyển cho con của chú theo quy định tại Điều 677 BLDS về thừa kế thế vị.

    Nó khác với trường hợp bà nội mất trước thì chú được hưởng thừa kế của bà nội. Chú mất sau thì bà nội không được hưởng thừa kế của chú.

    Thân!

     

    Luật sư kiểm tra lại việc Áp dụng điều 677 trong trường hợp này nhé...

    Tôi chẳng hiểu ý bạn là kiểm tra lại vấn đề gì?

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |