về việc giữ bí mật thông tin khách hàng của ngân hàng khi chồng yêu cầu xác nhận thông tin gửi tiền tiết kiệm của vợ

Chủ đề   RSS   
  • #120771 29/07/2011

    hlawstock

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2011
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 470
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 24 lần


    về việc giữ bí mật thông tin khách hàng của ngân hàng khi chồng yêu cầu xác nhận thông tin gửi tiền tiết kiệm của vợ

    Chào các Anh Chị trên diễn đàn Dân luật,
    Tôi xin đưa ra tình huống này, rất mong mọi người cùng cho ý kiến nhé!

    Hai vợ chồng có đăng ký kết hôn. Trong thời kỳ hôn nhân, hai vợ chồng (mà chính xác là do chồng làm việc ra tiền, vợ ở nhà nội trợ) có dành dụm được một số tiền cũng khá lớn đem gửi tiết kiệm ngân hàng do người vợ đứng tên.

    Hiện tại, người vợ muốn ly hôn, người chồng thì không muốn (có lẽ do chồng lớn tuổi, làm việc khá bận bịu và còn làm thay ca; vợ nhỏ hơn chồng 11 tuổi, trẻ, nhiều thời gian rảnh rỗi! cái thông tin này là ngoài luồng nhé! ). Người vợ đã đưa đơn lên tòa đơn phương xin ly hôn, đã nộp án phí nhưng tòa chưa ra quyết định thụ lý và chưa có thông báo đến cho người chồng. Đến lúc này thì 2 vợ chồng không thể ngồi lại nói chuyện được nữa.

    Vì cảm thấy lo lắng cho việc vợ có thể nhân lúc này sẽ rút hết tiền tiết kiệm và tẩu tán tài sản nên người chồng đem đơn cùng các giấy tờ chứng minh mối quan hệ vợ chồng (sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn) đến ngân hàng đề nghị ngân hàng xác nhận thông tin về việc vợ mình có gửi tiền tiền tiết kiệm tại ngân hàng với thông tin chi tiết về số tiền, thời hạn, và đồng thời nêu rõ lý do để yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản.

    Ngân hàng trả lời là theo luật các tổ chức tín dụng, ngân hàng không thể tiết lộ thông tin của khách hàng trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. mà người chồng thì chưa có thông báo của tòa để yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để phong tỏa tài khoản tiết kiệm của người vợ.

    Mong mọi người cho ý kiến là ngân hàng từ chối cung cấp thông tin theo yêu cầu của người chồng như vậy có đúng không? và có cách nào người chồng có thể không cho người vợ rút tiền ra để tránh thất thoát tài sản khi đang tranh chấp?

    chân thành cảm ơn.
    hlawstock@gmail.com
     
    20510 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #121128   31/07/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Chào bạn, tôi xin tạm trả lời câu hỏi của bạn như sau

    Theo luật các tổ chức tín dụng thì chỉ có các ngân hàng nước ngoài mới bị ràng buộc bởi quy định bảo mật thông tin khách hàng (tôi cũng không hiểu vì sao chỉ NH nước ngoài mới bị). Do vậy nếu NH này là ngân hàng trong nước thì tôi cho rằng người chồng có quyền yêu cầu cung cấp thông tin hoặc phong tỏa tài sản như đã mô tả.

     
    Báo quản trị |  
  • #121197   01/08/2011

    hlawstock
    hlawstock

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2011
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 470
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 24 lần


    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, có 2 vấn đề trong tình huống này mà mình thấy cần trao đổi thêm, đó là:
    - Bạn và mình cùng hiểu chưa rõ điều 10 của Luật TCTD 2010, về "bảo vệ quyền lợi của khách hàng": thì lúc này, cụm từ "Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài" được giải thích là gồm 3 loại hình: "tổ chức tín dụng" sẽ được định nghĩa theo điều 4 của luật này về "giải thích từ ngữ"
    (#0070c0;">Điều 4. Giải thích từ ngữ#0070c0;">

    #0070c0;">Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    #0070c0;">

    #0070c0;">1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.)

    rồi mới là TCTD nước ngoài, CN NH nước ngoài. => và đây cũng là cách giải thích của các TCTD hiện nay.

    #0070c0; font-size: 10pt; font-family: arial,sans-serif;">

    - Trong thực tế thì tất cả các ngân hàng, khi được yêu cầu cung cấp thông tin như trên thì luôn vịn vào lý do là "nghĩa vụ bảo mật thông tin" nên không cung cấp.

    #0070c0; font-size: 10pt; font-family: arial,sans-serif;">

    Tuy nhiên, mình đã thử cách là: tư vấn cho người chồng làm một cái đơn sẵn (2 bản) trong đó ghi rõ ngày giờ, lý do yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin, đem đến ngân hàng cùng với sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn và đi cùng với 1 người khác, đến gặp trực tiếp lãnh đạo của ngân hàng đó (hoặc lãnh đạo của CN NH đó). Giải thích rõ ràng và yêu cầu ngân hàng xác nhận vào trong đơn là đã nhân đơn và biết về sự việc này trong ngày hôm đó. Nếu sau ngày này, Tòa án thụ lý đơn ly hôn thì người chồng có thể yêu cầu tòa án có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. và nếu sau ngày này mà người vợ có rút tiền thì người chồng cũng có thể yêu cầu NH in sao kê cho thấy là ngày hôm đó vẫn còn số dư tiền trên dữ liệu tài khoản tiền gửi của người vợ.

    #0070c0; font-size: 10pt; font-family: arial,sans-serif;">

    một vài ý trao đổi. rất mong nhận được các ý kiến trao đổi thêm.

    thanks

    hlawstock@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #121208   01/08/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Chào bạn hlawstock, về giải thích từ ngữ thì bạn đúng rồi, tuy nhiên đến phần quy định cụ thể thì trong luật có ghi như sau. Theo cách hiểu của tôi thì NH trong nước không chịu sự điều chỉnh của những điều luật liệt kê dưới đây. Nói thiệt là tôi không hiểu nguyên nhân của những quy định này, nên khó mà trao đổi thêm với bạn được.

    Điều 13. Cung cấp thông tin

    1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin cho chủ tài khoản về giao dịch và số dư trên tài khoản của chủ tài khoản theo thỏa thuận với chủ tài khoản.

    2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh và được Ngân hàng Nhà nước cung cấp thông tin của khách hàng có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được trao đổi thông tin với nhau về hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    Điều 14. Bảo mật thông tin

    1. Nhân viên, người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiết lộ bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

     
    Báo quản trị |  
  • #225156   09/11/2012

    invalid96164
    invalid96164

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/10/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Ban hiểu nhầm hơi nhầm rùi: hiện nay ở Việt Nam chưa cho phép thành lập tổ chức tín dụng nước ngoài. Ngân hàng nước ngoài muốn hoạt động ở Việt Nam chỉ thông qua chi nhánh/văn phòng đại diện ở Việt Nam mà thôi.

    Quy định bảo mật thông tin bạn trích dẫn áp dụng cho cả 2 đối tượng: Tổ chức tín dụng (các ngân hàng nhà nước, các ngân hàng TMCP, các quỹ tín dụng, các công ty tài chính...) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tại Việt Nam (Citibank, HSBC...).

    Chắc bạn hiểu nhầm do có dấu phảy (,) ngăn cách cụm từ "Tổ chức tín dụng" và "Chi nhánh ngân hàng nước ngoài". Dấu phảy này chỉ ngăn cách các đối tượng liệt kê thôi. Nếu hiểu như bạn cụm từ "Tổ chức tín dụng" trong câu đứng trơ trọi vô nghĩa và thiếu vị ngữ ah?

    Về quy định bảo mật thông tin, ngân hàng thực hiện như vậy là phù hợp với quy định hiện hành. Rất khó lấy được thông tin về tài khoản nếu không phải là chủ tài khoản/được chủ tài khoản ủy quyền hoặc quen biết nhân viên ngân hàng "nhờ xem trộm".

     
    Báo quản trị |