Về việc bồi thường giải phóng mặt bằng để thi công Quốc lộ 8A (Việt Nam - Lào) đoạn đi qua TX Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh

Chủ đề   RSS   
  • #270713 21/06/2013

    LS.XuanBang

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Về việc bồi thường giải phóng mặt bằng để thi công Quốc lộ 8A (Việt Nam - Lào) đoạn đi qua TX Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh

    http://www.cuuchienbinh.com.vn/index.aspx?Menu=1318&Chitiet=16214&Style=1

    Mời các bạn theo dõi và đưa ra các bình luận. Nội dung bài báo có thể còn chưa đầy đủ, chính xác...nhưng có thể cũng đủ để các dân luật đưa ra một số nhận định về việc bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định của Pháp luật hiện hành

    Việc giải phóng mặt bằng Quốc lộ 8A đoạn đi qua địa bàn phường Đức Thuận (thị xã Hồng Lĩnh) còn nhiều vấn đề bất cập gây dư luận bất bình, người dân khiếu nại…
    “Hóa giải” đất đai qua “sổ đỏ”
     
    Phóng viên thu thập tin tức từ nhiều hộ
     
    Tháng 10 năm 1985, ông Võ Văn Tiếp (khối phố 6, phường Đức Thuận) được UBND xã Đức Thịnh chia cho 400m2 đất vườn ở “thuộc khu vực Đồng De theo quy hoạch trừ đất lưu không từ đường Quốc lộ 8A ra là 5m” (Phiếu thu đất vườn ở số 78, ngày 30/10/1985) do ông Đinh Sơn – Phó Chủ tịch UBND xã Đức Thịnh ký, đóng dấu và được Ban Cán sự khối phố 6, Nguyên Chủ tịch UBND xã Đức Thịnh Phan Huy Lạc, Chủ tịch UBND xã Đức Thịnh Nguyễn Văn Tính xác nhận. Thế mà năm 2008, ông Tiếp nhận được “sổ đỏ” mới biết gia đình mình chỉ được cấp Quyền sử dụng 283,1m2. Thiếu hụt 116,9m2 không được cấp với lý do là “đường Trần Phú (đường 8A) rộng 35 m”.Nguồn gốc sử dụng đất từ 1985 được đổi thành 1987...
    Năm 2010, thực hiện dự án mở rộng Quốc lộ 8A rộng 35 m, Hội đồng Bồi thường- Hổ trợ-Tái định cư thị xã Hồng Lĩnh (Hội đồng Bồi thường) thông báo cho gia đình ông Tiếp được bồi thường tài sản gắn liền với đất hơn 32 triệu đồng mà không đã động gì đến đất, ông Tiếp không nhận tiền và viết đơn kiến nghị. Năm 2012, ông Tiếp lại nhận được thông báo số tiền bồi thường tài sản gắn liền với đất lại là 52.446.180 đồng mà không bồi thường về đất nên ông Tiếp lại tiếp tục viết đơn kiến nghị.
     
    Tháng 9 năm 1991, anh Nguyễn Văn Thường (khối 5, phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh) viết đơn xin cấp đất tách hộ, được xóm trưởng, cán bộ Quản lý địa chính xã “nhất trí cấp cho gia đình miếng đất hoang hóa cạnh bờ sông giáp vườn anh Sơn”, được UBND xã chấp nhận, ký tên, đóng dấu. Đất ở của anh Thường được giao có diện tích 234 m2. “Đông giáp anh Sơn: dài 18m; Tây giáp đất hoang: Dài 18m; Nam giáp Sông Minh: 13m; Bắc giáp đất lưu không đường 8A: 13 m”. Anh Thường đã nộp tiền thu lệ phí cấp đất vào ngân sách xã (Phiếu thu lệ phí đất ở số 47, ngày 24/9/1991). Thế nhưng năm 2008, UBND thị xã Hồng Lĩnh chỉ cấp Quyền sử dụng 135,4m2 (Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số 00578 QĐ/UBND ngày 13/3/2008).Tháng 9 năm 2012, Hội đồng Bồi thường thị xã hồng Lĩnh chỉ bồi thường tài sản trên đất và 196m2 mặt nước ao hồ mà anh Thường khai hoang để nuôi cá (nằm trong chỉ giới 17,5 m) với tổng số tiền là 76,775.305 đồng mà không bồi thường 98,6 m2 đất đã được giao từ năm 1991.
     
     
    “Ngày 7/6/2013, UBND thị xã Hồng Lĩnh tổ chức lực lượng đến cưởng chế mà không có quyết định cưởng chế, không có Quyết định thu hồi đất đã làm cho người dân bất bình và sau những giằng co, va chạm vợ tôi phải đi viện cấp cứu… làm như vậy là không đúng quy trình, là vi phạm pháp luật về đất đai” – anh Thường cho biết.
    Không chỉ có gia đình ông Tiếp, anh Thường mà dọc theo Quốc lộ 8A đoạn từ Cầu Trắng đến Eo Bù còn có hàng chục gia đình đang sử dụng đất có nguồn gốc trước tháng 12 năm 1992 bị Quốc lộ 8A lấn đất cũng không được bồi thường…
     
    Bồi thường theo kiểu “lệ làng”
     
    Tháng 01 năm 1992, ông Trần Thái Huấn (Thuận Tiến, phường Đức Thuận) mua “Cửa hàng mua bán HTX Vân Thủy, xã Đức Thuận ở Bãi Thẹn với diện tích 390 m2, kèm hồ sơ đất ở có nguồn gốc từ năm 1986” với giá 5.000.000đồng (phiếu thu số 06 ngày 22/01/1992).
     
    Ngày 22/02/1992, UBND xã Đức Thuận có quyết định cho con trai ông Huấn là Trần Văn Vĩnh và Trần Thái Cường sử dụng 390 m2 đất mặt đường 8A (dãy1) có cận cọi rõ ràng và được tiến hành xây dựng khi có biên bản kiểm tra định vị công trình và giấy phép khởi công xây dựng. Hai gia đình đã làm nhà ở và sử dụng từ tháng 3 năm 1992 đến nay. Thế mà “khi nhà nước thu hồi đất để mở rộng Quốc lộ 8A, hơn 40m2 đất và tài sản gắn liền với đất của gia đình chúng tôi bị mất mà không được bồi thường, tôi đã viết đơn kiến nghị đất của chúng tôi có nguồn gốc từ năm 1986, nhà tôi được làm trước khi có Quyết định 1176 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về mở rộng Quốc lộ 8A gần 10 tháng sao lại không được bồi thường, trong khi các hộ gia đình khác được bồi thường. Tôi trình bày với ông Nguyễn Văn Hải – Phó Chủ tịch UBND Thị xã thì được ông Hải trả lời là các anh mua nhà như mua vịt trời ngoài chợ, như mua xe máy lậu mà thôi” – Anh Trần Thái Vĩnh cho biết.
     
     
    Tháng 12 năm 1991, ông Phan Đình Đức (phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh) được UBND xã Đức Thịnh cấp 200m2 đất mặt đường Quốc lộ 8A. Ông đã nộp đầy đủ lệ phí cấp đất và lệ phí đóng góp xây dựng quê hương theo chủ trương của xã Đức Thuận (nguyên quán của ông là xã Đức Thịnh). Cùng thời gian đó, ông Phan Đình Vận (anh trai ông Đức) cũng được UBND xã Đức Thịnh cấp một lô đất tương tự nhưng đúng vào một hố bom sâu. Do điều kiện kinh tế khó khăn, ông Vận và ông Đức đã thỏa thuận đổi vị trí đất cho nhau và ông Đức đã làm nhà ở từ năm 1991.
    Thực hiện dự án mở rộng Quốc lộ 8A rộng 35 m, đất của gia đình anh Đức bị lấn sâu vào 5m nên hàng rào xây tường, cọc sắt, cột bê tông và nhiều tài sản gắn liền với đất như khối lượng đào đắp, vận chuyển đất đá, móng đá hộc, cây cối…không được bồi thường với lý do mà ông Ban bồi thường cho là đất chuyển đổi nên không bồi thường. Chính vì thế ông Đức và nhiều hộ gia đình khác có hoàn cảnh tương tự cũng không được bồi thường và họ không cho ban bồi thường giải tỏa.
     
    Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 07/6/2013, sau khi thực hiện kế hoạch giải tỏa không thành, Ban Bồi thường đã thực hiện chương trình “đàm phán” đi đến thỏa thuận và đưa cho anh Đức 15.000.000đồng, bắt ông Đức ký nhận vào sổ ghi chép trước sự chứng kiến của ông Hải - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh. Theo đó ông Đức phải bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công nhưng ông Đức chỉ chấp nhận cho “giải phóng mặt bằng hàng rào phía trước”.
    Sự việc bị lộ, ông Đức đã công nhận và ký vào bản tường trình trước sự chứng kiến của đông đảo bà con nhân dân.
     
    Cơ quan hửu quan nghĩ gì?
     
    Văn bản số 02/UBND-HĐBT ngày 26 tháng 11 năm 2012 và Văn bản số 06/HĐBT ngày 31/5/2013 về việc trả lời đơn kiến nghị trong công tác bồi thường, GPMB Quốc lộ 8A do Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh Nguyễn Văn Hải ký đã nêu rõ: Điều I Quyết định số 1176 QĐ/UB ngày 02/12/1992 của UBND tỉnh Hà Tĩnh quy định chỉ giới xây dựng đường 8A qua thị xã Hồng Lĩnh đoạn từ tim đường 1A ngã tư đến cầu Đò Trai là 35m… “Theo hồ sơ cấp đất của UBND thị xã cấp cho các hộ dân thì đã trừ chỉ giới hành lang bảo vệ đường Quốc Lộ 8A tính từ tim đường ra là 17,5m.”… 12 hộ kiến nghị “ đều đã có Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất do UBND thị xã Hồng Lĩnh cấp và đều năm ngoài chỉ giới hành lang an toàn giao thông Quốc lộ 8A” mà lại cố tình “quên mất” Quyền sử dụng đất của họ đã có từ năm 1991 trở về trước. Tại thời điểm đó, Quốc lộ 8A chưa được mở rộng, Quyết định 1176 của UBND tỉnh chưa có. Nhiều hộ còn được giao đất chỉ cách mép đường nhựa ra là 5m, có hộ được giao đất từ khi Quôc lộ 8A còn chưa được rải nhựa, thị xã Hồng Lĩnh chưa được hình thành..?.
     
    “Hội đồng Bồi thường còn đề nghị cơ quan phê duyệt hủy bỏ kết quả bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất đối với hộ ông Võ Văn Tiếp” với lý do là “Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất do UBND thị xã Hồng Lĩnh cấp ngày 24/01/2008 chỉ trao quyền cho ông sử dụng 283,1m2 (chỉ giới Quốc lộ 8A là 35m)” trong khi ông Tiếp được giao 400m2 đất từ năm 1985 mà lại không xem xét đến điều kiện cần và đủ để ông Tiếp được cấp quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và Nghị định 197, 184 của Chính phủ?. Không những thế mà Hội đồng bồi thường còn “Căn cứ Biên bản chuyển đổi đất năm 2002 giữa hai hộ ông Nguyễn Viết Sâm và hộ ông Võ Văn tiếp…nhưng ông Tiếp khẳng định “đất của tôi là đất nguyên chủ chưa hề chuyển đổi cho ai?”
     
    Văn bản số 02/UBND-HĐBT còn lý giải việc hộ ông Thường được bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất là do “căn cứ theo nguồn gốc đất được giao cho hộ ông Nguyễn Văn thường ngày 28/9/1991 và phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 8A đã được phê duyệt thì việc hộ ông Thường được bồi thường, hỗ trợ các tài sản trên đất là đúng với quy định”. Thế nhưng tại sao ông Thường được bồi thường tài sản trên đất và ao cá (được ông khai hoang cùng liền kề với đất được cấp và cùng trong chỉ giới Quốc lộ 8A rộng 35m) được bồi thường mà 98,6m2 đất được cấp ngày 28/9/1991 lại không được bồi thường?
     
    Câu hỏi đặt ra cho Ban bồi thường thị xã Hồng Lĩnh và các cơ quan hữu quan tỉnh Hà Tĩnh là tại sao ông Thường, ông Tiếp và nhiều hộ gia đình khác được giao đất trước khi có Quyết định 1176 của UBND tỉnh lại không được bồi thường đất và tài sản tài sản gắn liền với đất?
     
    UBND thị xã Hồng Lĩnh cần xem xét cụ thể để thực hiện đúng Quy trình Bồi thường, Hỗ trợ- Tái định cư và GPMB đảm bảo công khai, minh bạch, đúng chế độ quy định của nhà nước, tránh khiếu kiện kéo dài.

     

    NGUYEN XUAN BANG (MR.)

    Lawyer Assistant

    Cell phone: (+84) 1649 637 237

    Email: bang.nx@klc.vn

     
    7257 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS.XuanBang vì bài viết hữu ích
    xom6pro (18/07/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận