Về việc áp dụng các văn bản QPPL dưới luật khi văn bản QPPL làm cơ sở hết hiệu lực hoặc bị bãi bỏ.

Chủ đề   RSS   
  • #408810 07/12/2015

    nguyenquoctoa
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2015
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2302
    Cảm ơn: 118
    Được cảm ơn 76 lần


    Về việc áp dụng các văn bản QPPL dưới luật khi văn bản QPPL làm cơ sở hết hiệu lực hoặc bị bãi bỏ.

             Trên thực tế, đến nay, xã hội ghi nhận việc các Bộ ngành TW và địa phương đang nợ một khối lượng lớn văn bản hướng dẫn, điều chỉnh phù hợp với các Luật mới, quy định mới. Việc xây dựng không kịp thời, không đầy đủ các văn bản dưới luật gây khó khăn rất lớn trong việc áp dụng luật.

             Tuy nhiên, trong các Văn bản QPPL mới ban hành luôn có điểm thòng "Luật này, Nghị định này, Thông tư này, Quyết định này,... bãi bỏ Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định kia và các quy định có liên quan trái với các quy định tại Luật này,..."

             Xin được hướng dẫn làm rõ cách quy định nêu trên.

            Ví dụ: Thông tư A, xây dựng để hướng dẫn Nghị định B, Nghị định B hướng dẫn thi hành Luật C.

            Khi Luật D thay thế, bãi bỏ Luật C, nhưng chưa có Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật D, mà những điều khoản của Nghị định B và Thông tư A có nhiều điều không trái với Luật D thì có còn hiệu lực áp dụng hay không?

            Mong được tư vấn, làm rõ. Xin cảm ơn và chúc sức khỏe Diễn dàn.

     

     
    12352 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenquoctoa vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (07/12/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #408823   07/12/2015

    Chào bạn, với câu hỏi của bạn Luật Hải Nguyễn xin được tư vấn như sau:

    Theo tinh thần của Điều 81 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008:

    "Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

    1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;

    2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

    3. Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền"

    Như vậy, khi một luật mới ra đời thay thế hoặc bãi bỏ luật cũ nhưng chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành luật mới thì các văn bản hướng dẫn luật cũ (không trái với luật mới) vẫn còn hiệu lực áp dụng!

    Trân trọng!

     

    Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636

    Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hainguyenlaw vì bài viết hữu ích
    nguyenquoctoa (07/12/2015)
  • #408852   07/12/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và các văn bản hướng dẫn liên quan thì trong thời gian tới, tất cả các Luật và văn bản hướng dẫn phải được ban hành song song nhằm hướng dẫn áp dụng kịp thời, nhưng vấn đề hiện nay là tình trạng nợ đọng văn bản còn quá nhiều.

    Lấy ví dụ như trường hợp Luật NVQS 2015, trước đó, theo lịch trình của Chính phủ, thì lẽ ra tháng 11 đã phải có văn bản hướng dẫn Luật này, song đến nay đã bước sang tháng 12, vẫn chưa có tin tức gì về văn bản hướng dẫn này. 

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    nguyenquoctoa (07/12/2015)
  • #408865   07/12/2015

    nguyenquoctoa
    nguyenquoctoa
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2015
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2302
    Cảm ơn: 118
    Được cảm ơn 76 lần


    Cảm ơn Luật Hải Nguyễn đã tư vấn, giải đáp thắc mắc về vấn đề trên.

    Có một điều, nêu lên đây rất dễ hiểu nhầm nhưng mình cam kết là hoàn toàn cầu thị và mong muốn được các anh chị chia sẻ, giúp đỡ để bản thân hoàn thiện hơn.

    Về việc sử dụng từ ngữ có chọn lọc, có cân nhắc hay chỉ đơn thuần là một thói quen mà ngữ nghĩa, ngữ cảnh của từ sử dụng có vẻ phù hợp. Mình muốn thắc mắc về cụm từ "Theo tinh thần" khi Luật sư dẫn cứ các quy định pháp luật. Mình thì hay dùng "Căn cứ mục...khoản....điều...của Luật này, Nghị định kia" vì mình nghĩ những điều khoản ấy là "chứng cứ" để đi đến kết luận, việc này có được làm không, có đúng quy định không, có hợp pháp không. 

    Vì Luật sư được đào tạo bài bản, là thầy sử dụng từ ngữ, mình không phải là Luật sư nên rất muốn học hỏi thêm về cách dùng cụm từ này để hiểu và dùng cho đúng mà không phải là một cách dùng theo thói quen nhưng chưa phù hợp (dùng nhiều mà không đúng thì sẽ rất nguy hiểm).

    Một lần nữa, mong đừng hiểu nhầm thiện ý của mình, cởi mở nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #408886   07/12/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn nguyenquoctoa.

    Thật sự vấn đề luật đã hết hiệu lực thì văn bản hướng dẫn có còn hiệu lực hay không thì trên dân luật đã thảo luận, tranh luận rất nhiều.

    Quan điểm của tôi trước nay là khi soạn hướng dẫn thì căn cứ vào luật cũ nên khi luật hết hiệu lực thì VBPL đó cũng hết hiệu lực (do đối tượng hướng dẫn không còn). Luật ban hành văn bản pháp luật năm 2015 đã điều chỉnh theo hướng này.

    Tuy nhiên, do luật ban hành VBQPPL năm 2008, điều 81 không quy định trường hợp luật cũ hết hiệu lực thì văn bản hướng dẫn hết hiệu lực, nên mặc nhiên theo quy định, theo nôi dung, theo nội hàm, theo ý, theo tinh thần của điều 81 luật BHVBQPPL thì văn bản hướng dẫn vẫn còn hiệu lực.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    nguyenquoctoa (07/12/2015)
  • #408890   07/12/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Vậy chứ theo quy định mới, Luật A hết hiệu lực thì toàn bộ văn bản hướng dẫn Luật này cũng hết hiệu lực, Luật B thay thế Luật A nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thì áp dụng theo văn bản nào hở bạn hungmaiusa 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    nguyenquoctoa (07/12/2015)
  • #408924   07/12/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    shin_butchi viết:

    Vậy chứ theo quy định mới, Luật A hết hiệu lực thì toàn bộ văn bản hướng dẫn Luật này cũng hết hiệu lực, Luật B thay thế Luật A nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thì áp dụng theo văn bản nào hở bạn hungmaiusa 

    Chào bạn.

    Tôi chỉ thấy Quốc Hội giao cho Chính Phủ hướng dẫn 1 vài điều luật. Không hiểu căn cứ vào đâu mà phải chờ hướng dẫn từ nghị định của chính phủ, thông tư của bộ trưởng thì mới áp dụng Luật đã có hiệu lực.

    Chính phủ và bộ trưởng là cơ quan hành pháp mà ban hành VBQPPL nhiều hơn quốc hội và cả khi không được giao hướng dẫn thì vô lý quá.

    Đặc biệt nếu thông tư liên tịch mà có cả tòa án nhân dân tối cao tham gia, nếu thông tư liên tịch có điều khoản trái luật luật thì khi xét xử thẩm phán sẽ theo văn bản QPPL nào?

    Cơ quan hành pháp và tư pháp cùng ban hành văn bản QPPL nhiều quá thì sẽ vô hiệu hóa luật. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    nguyenquoctoa (08/12/2015)
  • #408928   08/12/2015

    nguyenquoctoa
    nguyenquoctoa
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2015
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2302
    Cảm ơn: 118
    Được cảm ơn 76 lần


    hungmaiusa viết:

     

    shin_butchi viết:

     

    Vậy chứ theo quy định mới, Luật A hết hiệu lực thì toàn bộ văn bản hướng dẫn Luật này cũng hết hiệu lực, Luật B thay thế Luật A nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thì áp dụng theo văn bản nào hở bạn hungmaiusa 

     

     

    Chào bạn.

    Tôi chỉ thấy Quốc Hội giao cho Chính Phủ hướng dẫn 1 vài điều luật. Không hiểu căn cứ vào đâu mà phải chờ hướng dẫn từ nghị định của chính phủ, thông tư của bộ trưởng thì mới áp dụng Luật đã có hiệu lực.

    Chính phủ và bộ trưởng là cơ quan hành pháp mà ban hành VBQPPL nhiều hơn quốc hội và cả khi không được giao hướng dẫn thì vô lý quá.

    Đặc biệt nếu thông tư liên tịch mà có cả tòa án nhân dân tối cao tham gia, nếu thông tư liên tịch có điều khoản trái luật luật thì khi xét xử thẩm phán sẽ theo văn bản QPPL nào?

    Cơ quan hành pháp và tư pháp cùng ban hành văn bản QPPL nhiều quá thì sẽ vô hiệu hóa luật. 

    Mình nghĩ, luật bây giờ xây dựng trên nền tảng nhu cầu của xã hội, do xã hội định hướng thay vì phải định hướng xã hội nên Nó đã không kịp thời, khó phù hợp và thiếu tính kế thừa, xây dựng dẫn đến một lỗ hổng to đùng khi hướng đến xã hội pháp quyền và hệ quả tất yếu là xã hội sẽ chậm phát triển.

    Biết là Luật ban hành có hiệu lực nhưng vẫn chưa được áp dụng phải  giao cho Chính phủ hướng dẫn thực hiện nhiều nội dung, rồi Chính phủ lại giao cho các bộ ngành liên quan tham mưu các hướng dẫn luật, và rồi mỗi bộ ngành lại tham mưu hướng dẫn cho mỗi ngành mình quản lý. Vậy, tại sao các Bộ ngành không tham mưu cho Chính phủ, Chính phủ tham mưu cho Quốc Hội ban hành Luật để có thể ban hành có hiệu lực là áp dụng luôn được. Có lẽ là vì quy trình xây dựng Luật quá chặt chẽ nên việc điều chỉnh Luật khó hơn so với điều chỉnh các hướng dẫn dưới Luật. Mặt khác, người tham gia xây dựng luật thiếu trải nghiệm, thiếu tầm định hướng và thiếu thời gian nên hệ quả là cảm tính nhất thời, rối ren, chồng chéo, bất cập vội theo thời gian và Luật có hiệu lực nhưng chưa đủ điều kiện áp dụng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #408914   07/12/2015

    nguyenquoctoa
    nguyenquoctoa
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2015
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2302
    Cảm ơn: 118
    Được cảm ơn 76 lần


    Thật ra có 2 vấn đề liên quan đến việc này: 

    1. Là giải quyết tình hình nợ đọng văn bản quy phạm pháp luật.

    2. Là giải pháp tạm thời khi còn nợ đọng.

    Lẽ dĩ nhiên, khi một căn cứ làm nền tảng để xây dựng không còn nữa (hết hiệu lực) thì không còn cơ sở để áp dụng (cho dù nó có phù hợp, không trái với với nền tảng cũ). 

    Vậy thì, phải giải quyết tình trạng nợ đọng văn bản quy phạm pháp luật để khỏi bị "vô lý hóa" cơ sở áp dụng. Nhưng lại bất cập khi còn nợ, thắc mắc của mình như Shin_Butchi đã nêu: Không có văn bản hướng dẫn thì áp dụng theo văn bản nào?? Một câu hỏi lơn đấy ạ. Vì lẽ, nợ đọng đang tiếp diễn và vẫn sẽ tiếp diễn cho dù Luật Ban hành văn bản 2015 có điều chỉnh theo hướng tích cực, kịp thời. Nói điều này, làm em nhớ đến khái niệm "trục lợi chính sách", biết đâu "ém hàng chờ giá" thì lợi ích biết bao nhiêu mà kể hì, nói cho vui thôi ạ.

     
    Báo quản trị |