Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Chủ đề   RSS   
  • #277662 25/07/2013

    legalconsult
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2012
    Tổng số bài viết (421)
    Số điểm: 3183
    Cảm ơn: 57
    Được cảm ơn 255 lần


    Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

    Xin chào các Luật sư và các bạn trong diễn đàn,

    Mình có một việc thực tế mà chưa biết giải quyết như thế nào, mong mọi người giúp đỡ

    Trong giai đoạn phúc thẩm, bên nguyên đơn đã yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Do nhận thấy việc kê biên này là không hợp lý vì đây không phải là tài sản của bị đơn, mà là tài sản riêng của vợ bị đơn (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên người vợ)

    Sau đó, bị đơn có làm đơn khiếu nại lên chánh án tòa án tỉnh, nhưng không được chấp nhận. Do sơ xuất nên mình cũng không làm đơn đề nghị gửi Viện Kiểm Sát. Vụ việc cũng đã xảy ra được vài tháng, bản án phúc thẩm cũng đã có hiệu lực và bị đơn có nghĩa vụ trả 1 khoản tiền cho nguyên đơn.

    Hiện tại đang trong giai đoạn thi hành án, vì không phải là tài sản của bị đơn nên không thi hành án được đối với tài sản này. Nhưng biện pháp ngăn chặn vẫn cứ bị treo ở đó.

    Mình có kiểm tra luật về việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn thì Luật tố tụng dân sự quy định như sau:

    Điều 122. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

    1. Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi có một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;

    b) Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;

    c) Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật Dân sự.

    Điểm c theo hướng dẫn của Luật dân sự thì hướng dẫn theo điều 374. Bị đơn không đủ tài sản để thanh toán cho nguyên đơn nên không thể áp dụng theo quy định tại điều này được.

    Thứ 1, Cho mình hỏi vậy là biện pháp ngăn chặn cứ treo như vậy mãi hay sao, có biện pháp nào để giải quyết không vì biện pháp ngăn chặn này là không đúng?

    Thứ 2, Nếu mình dùng biện pháp khởi kiện nguyên đơn vì đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng là ảnh hưởng quyền lợi của người có liên quan.

    Có được coi là tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo khoản 6 điều 25 BLTTDS hay không?

    Thứ 3, Nếu tòa thụ lý, thì thuộc thẩm quyển của TAND huyện, mà quyết định áp dụng BPKCTT là của Thẩm phán thuộc tòa tỉnh, như vậy nếu thụ lý đơn thì thảm phán phải coi việc áp dụng biện pháp khẩn cấp là sai, gây thiệt hại, trong khi chánh án coi biện pháp đó là đúng, như có hợp lý hay không?

    Mong sớm nhận được hồi âm và chia xẻ

    Trân trọng và cám ơn.

     
    15049 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #277768   26/07/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Chào Hiếu, ý kiến của mình trong vụ việc này như sau, bạn tham khảo nhé: 

    1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên người vợ chưa hẳn là tài sản chỉ thuộc về người vợ, thực tế trong miền Nam, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên vợ hoặc tên chồng nhưng tài sản vẫn là tài sản chung của cả vợ và chồng do hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Khi ký hợp đồng thế chấp với ngân hàng cả vợ + chồng cùng phải ký vào hợp đồng thế chấp và vẫn đi công chứng + đăng ký thế chấp bình thường. Do vậy, nếu bạn khẳng định tài sản chỉ thuộc riêng của người vợ thì bạn cần phải có cơ sở chứng minh: ví dụ như văn bản thỏa thuận tài sản riêng của vợ/chồng trong thời kỳ hôn nhân có chứng thực hoặc công chứng.

    2. Tình tiết vụ án theo như bạn kể đã vào giai đoạn thi hành án (án đã có hiệu lực pháp luật). Do vậy nếu bạn nhận thấy Tòa án không đúng trong việc tuyên án, bạn có thể yêu cầu Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại vụ án theo trình tự Giám đốc thẩm. Trình tự, thủ tục xem xét lại bản án theo trình tự Giám đốc thẩm bạn xem luật Tố tụng dân sự nhé (mình chưa đọc hix).

    3. Nếu Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án Sơ thẩm và Phúc thẩm để xét xử lại thì tất cả các câu hỏi 1.2.3 của bạn sẽ có lời giải.

    Thân.  

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    legalconsult (26/07/2013) ngocloan1990 (26/07/2013)
  • #277874   26/07/2013

    legalconsult
    legalconsult
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2012
    Tổng số bài viết (421)
    Số điểm: 3183
    Cảm ơn: 57
    Được cảm ơn 255 lần


    "2. Tình tiết vụ án theo như bạn kể đã vào giai đoạn thi hành án (án đã có hiệu lực pháp luật). Do vậy nếu bạn nhận thấy Tòa án không đúng trong việc tuyên án, bạn có thể yêu cầu Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại vụ án theo trình tự Giám đốc thẩm. Trình tự, thủ tục xem xét lại bản án theo trình tự Giám đốc thẩm bạn xem luật Tố tụng dân sự nhé (mình chưa đọc hix).

    3. Nếu Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án Sơ thẩm và Phúc thẩm để xét xử lại thì tất cả các câu hỏi 1.2.3 của bạn sẽ có lời giải."

    Cám ơn bạn dã chia sẻ, nghĩa vụ trả nợ của Bị đơn là đương nhiên vì đây là một hợp đồng vay tài sản. Cái mình muốn giải quyết là dụng biện pháp nào để huy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời mà thôi. Nên giải pháp theo trình tự giám đốc thẩm là không sử dụng được rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #277838   26/07/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn Hieu_lawer !

    Tôi đồng ý với bạn khongtheyeuemhonemkhac là tài sản là nhà ghi tên một người là tài sản riêng vì đó cũng là tài sản trong thời kỳ hôn nhân (muốn nói là tài sản riêng thì phải chứng minh)

    Bạn viết :

    Thứ 1, Cho mình hỏi vậy là biện pháp ngăn chặn cứ treo như vậy mãi hay sao, có biện pháp nào để giải quyết không vì biện pháp ngăn chặn này là không đúng?

    Theo tôi là có thể đúng là cứ bị treo như vậy (nếu không có biện pháp giải quyết) do rơi vào trường hợp mà luật chưa điều chỉnh, vì :

    Theo quy định của luật TTDS :

    Điều 99. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

    1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 162 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Toà án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

    Điều 100. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

    1. Việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên toà do một Thẩm phán xem xét, quyết định.

    2. Việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên toà do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

    Từ những quy định trên thì khẳng định Việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được thực hiện trong quá trình giải quyết vụ án, Sau khi vụ án đã được giải quyết thì không còn ai có thẩm quyền tiếp tục giải quyết.

    Thứ 2, Nếu mình dùng biện pháp khởi kiện nguyên đơn vì đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng là ảnh hưởng quyền lợi của người có liên quan.

    Có được coi là tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo khoản 6 điều 25 BLTTDS hay không?

    Trường hợp này,bị đơn có làm đơn khiếu nại lên chánh án tòa án tỉnh, nhưng không được chấp nhận. Điều này có nghĩa là không có căn cứ khẳng định là việc kê biên là sai; nên không thể kiện nguyên đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bồi thường được (chưa có yếu tố lỗi).

    Mặt khác :

    Điều 125. Giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

    1. Chánh án Toà án phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị quy định tại Điều 124 của Bộ luật này trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị.

    2. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án là quyết định cuối cùng và phải được cấp hoặc gửi ngay theo quy định tại khoản 2 Điều 123 của Bộ luật này.

    Thứ 3, Nếu tòa thụ lý, thì thuộc thẩm quyển của TAND huyện, mà quyết định áp dụng BPKCTT là của Thẩm phán thuộc tòa tỉnh, như vậy nếu thụ lý đơn thì thảm phán phải coi việc áp dụng biện pháp khẩn cấp là sai, gây thiệt hại, trong khi chánh án coi biện pháp đó là đúng, như có hợp lý hay không?

    "khởi kiện nguyên đơn vì đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng" là không có cơ sở vì nguyên đơn chỉ có quyền yêu cầu và Tòa án mới là người thực hiện.Vì vậy chắc không có tòa nào thụ lý nếu kiện nguyên đơn.

    Tuy nhiên, do đang ở trong giai đoạn thi hành án nên có thể áp dụng các quy định của luật thi hành án dân sư mà khởi kiện một vụ án khác và thông qua đó yêu cầu thực hiện hủy bỏ kê biên nhà (thông qua việc yêu cầu thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời).

    Luật thi hàn án dân sự :

    Điều 74. Cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung

    1. Trước khi cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế.

    Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án.

    Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết. Trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý thì có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phần sở hữu được Chấp hành viên xác định. Hết thời hạn trên, đương sự không khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành xử lý tài sản và thanh toán lại cho vợ hoặc chồng của người phải thi hành án giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.

    Như vậy khi nhận được thông báo cưởng chế thi hành án đối với căn nhà thì người vợ có quyền khởi kiện để xác định căn nhà là tài sản riêng và yêu cầu hủy bỏ kê biên (trong phạm vi 30 ngày).

    Trân trọng.

    Cập nhật bởi ngocloan1990 ngày 26/07/2013 03:33:37 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocloan1990 vì bài viết hữu ích
    legalconsult (26/07/2013)
  • #277881   26/07/2013

    legalconsult
    legalconsult
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2012
    Tổng số bài viết (421)
    Số điểm: 3183
    Cảm ơn: 57
    Được cảm ơn 255 lần


    "Trường hợp này,bị đơn có làm đơn khiếu nại lên chánh án tòa án tỉnh, nhưng không được chấp nhận. Điều này có nghĩa là không có căn cứ khẳng định là việc kê biên là sai; nên không thể kiện nguyên đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bồi thường được (chưa có yếu tố lỗi).

    Mặt khác :

    Điều 125. Giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

    1. Chánh án Toà án phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị quy định tại Điều 124 của Bộ luật này trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị.

    2. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án là quyết định cuối cùng và phải được cấp hoặc gửi ngay theo quy định tại khoản 2 Điều 123 của Bộ luật này."

    Thứ 3, Nếu tòa thụ lý, thì thuộc thẩm quyển của TAND huyện, mà quyết định áp dụng BPKCTT là của Thẩm phán thuộc tòa tỉnh, như vậy nếu thụ lý đơn thì thảm phán phải coi việc áp dụng biện pháp khẩn cấp là sai, gây thiệt hại, trong khi chánh án coi biện pháp đó là đúng, như có hợp lý hay không?

    "khởi kiện nguyên đơn vì đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng" là không có cơ sở vì nguyên đơn chỉ có quyền yêu cầu và Tòa án mới là người thực hiện.Vì vậy chắc không có tòa nào thụ lý nếu kiện nguyên đơn."

     

    Chào Bạn

    Căn cứ theo điều 101

    Điều 101. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng

    1. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.

    2. Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Tòa án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

    b) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu;

    c) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

     Do đó, có căn cứ để khởi kiện yêu cầu bồi thường đối với nguyên đơn. Cái quan trọng là không phải bị đơn khởi kiện, mà là do người có tài sản bị kê biên khởi kiện

    "Tuy nhiên, do đang ở trong giai đoạn thi hành án nên có thể áp dụng các quy định của luật thi hành án dân sư mà khởi kiện một vụ án khác và thông qua đó yêu cầu thực hiện hủy bỏ kê biên nhà (thông qua việc yêu cầu thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời).

    Luật thi hàn án dân sự :

    Điều 74. Cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung

    1. Trước khi cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế.

    Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án.

    Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết. Trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý thì có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phần sở hữu được Chấp hành viên xác định. Hết thời hạn trên, đương sự không khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành xử lý tài sản và thanh toán lại cho vợ hoặc chồng của người phải thi hành án giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.

    Như vậy khi nhận được thông báo cưởng chế thi hành án đối với căn nhà thì người vợ có quyền khởi kiện để xác định căn nhà là tài sản riêng và yêu cầu hủy bỏ kê biên (trong phạm vi 30 ngày)."

     

    Về vấn đề này, thực tế cơ quan thi hành án dân sự không thực hiện cưỡng chế đối với tài sản, vì xác định đây không phải là tài sản của Bị đơn.

    Cơ quan thi hành án đã xác định đây không là tài sản chung rồi thì khởi kiện chỉ gây thêm phiền phức nếu tòa án xác định đây là tài sản chung. Thêm vào đó, nếu tòa án cấp huyện giải quyết phân chia tài sản này thì có xóa được biện pháp ngăn chặn không vì không có quy định nào về việc này, bản án của toà án cấp huyện lại hủy bỏ quyết định của thẩm phán cấp tỉnh.

    Mình đang tính để người làm có tài sản làm đơn khiếu nại lẫn nữa, vì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp không gửi cho người có tài sản, mà chỉ gửi cho bị đơn thôi, nên có thể không áp dụng thời hạn 3 gnày theo quy định.

    Mình thấy quy định của pháp luật không giải quyết triệt để vấn đề này được

    Thanks

    Trân trọng.

     

    Cập nhật bởi Hieu_Lawyer ngày 26/07/2013 05:40:02 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #277892   26/07/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Chào Hiếu,

    Thực tế mình làm thì đã có những vụ án bị hủy theo trình tự Giám đốc thẩm như trên rồi. Án Sơ thẩm và Phúc thẩm bị hủy bởi lẽ tuyên phát mãi tài sản để trả nợ nhưng tài sản đó lại không thuộc sở hữu của bị đơn. Đây là trường hợp giống như tình tiết vụ án bạn nêu.

    Mình đồng ý với bạn là bị đơn phải trả nợ, nhưng tài sản (nếu có căn cứ xác thực chứng minh rằng thuộc sở hữu riêng của 1 người khác) không liên quan gi đến vụ án và hiện nay tài sản này đang bị ngăn chặn để tiến hành kê biên phát mãi. Sau đó cơ quan thi hành án mới phát hiện ra rằng tài sản này không thể kê biên phát mãi được vì nó không thuộc sở hữu của bị đơn, không liên quan đến vụ án. Trong khi đó biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng không gỡ bỏ được vì vụ án đã giải quyết xong, đã ra thi hành án.

    Án không thi hành được vì vướng, biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng không gỡ bỏ được... bây giờ vụ việc sẽ cứ lửng lơ mãi. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này thì chỉ có cách:

    1. Bị đơn lấy tiền trả hết nợ => Vụ việc sẽ khép lại, biện pháp ngăn chặn sẽ được gỡ bỏ.

    2. Làm đơn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục Giám đốc thẩm. Căn cứ đó là tài sản riêng của 1 người khác, không liên quan gì đến vụ án nay yêu cầu hủy bỏ phần tuyên phát mãi tài sản, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trả lại tình trạng ban đầu cho tài sản. Cơ sở pháp lý:

    Điều 283. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

    Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

    1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

    2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;

    3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #277915   26/07/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn

    Hieu_Lawyer viết:

    Về vấn đề này, thực tế cơ quan thi hành án dân sự không thực hiện cưỡng chế đối với tài sản, vì xác định đây không phải là tài sản của Bị đơn.

    Cơ quan thi hành án đã xác định đây không là tài sản chung rồi thì khởi kiện chỉ gây thêm phiền phức nếu tòa án xác định đây là tài sản chung. Thêm vào đó, nếu tòa án cấp huyện giải quyết phân chia tài sản này thì có xóa được biện pháp ngăn chặn không vì không có quy định nào về việc này, bản án của toà án cấp huyện lại hủy bỏ quyết định của thẩm phán cấp tỉnh.

    Mình đang tính để người làm có tài sản làm đơn khiếu nại lẫn nữa, vì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp không gửi cho người có tài sản, mà chỉ gửi cho bị đơn thôi, nên có thể không áp dụng thời hạn 3 gnày theo quy định.

    Mình thấy quy định của pháp luật không giải quyết triệt để vấn đề này được

    Thanks

    Trân trọng.

    quy định của pháp luật không giải quyết triệt để vấn đề này được.

    Tôi thấy không đúng như bạn nhận định.

    Tòa án đã kê biên căn nhà của người vợ thì đã xác định đó là tài sản chung.

    Thi hành án cho căn nhà đó không phải là tài sản chung là vượt thẩm quyền. Xác định tài sản chung hay riêng là thẩm quyền của tòa án và tòa án đã xác định là sở hửu chung.Cơ quan thi hành án có nghĩa vụ thi hành bản án.

    Điều 74. Cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung

    1. Trước khi cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế.

    Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án.

    Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết. Trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý thì có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phần sở hữu được Chấp hành viên xác định. Hết thời hạn trên, đương sự không khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành xử lý tài sản và thanh toán lại cho vợ hoặc chồng của người phải thi hành án giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.

    Đúng ra thì thi hành án phải xác định căn nhà là sở hửu chung (theo bản án) và phần sở hửu của vợ chồng là 1/2 của mỗi người theo luật hôn nhân gia đình.Nếu người vợ không đồng ý thì phải khởi kiện. Do thi hành án đã làm sai quy định nên việc kê biên sẽ bị treo và treo luôn việc thi hành bản án (không có tài sản thi hành án).

    Theo tôi nghĩ dù người vợ chưa khiếu nại thì  cũng đoán được kết quả giải quyết khiếu nại của TA.

    "khởi kiện chỉ gây thêm phiền phức nếu tòa án xác định đây là tài sản chung"

    Chính bạn cũng chưa hoàn toàn tin vào các chứng cứ chứng minh căn nhà là tài sản riêng của người vợ là đúng.

    Trân trọng.

    Cập nhật bởi ngocloan1990 ngày 26/07/2013 10:01:06 CH
     
    Báo quản trị |