Chào bạn, đối với câu hỏi của bạn, Luật Gia Phát xin trả lời như sau:
Vì bạn không nói rõ loại hình Công ty TNHH nên chúng tôi chia làm 02 trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: đối với công ty TNHH một thành viên, việc tăng giảm vốn điều lệ chỉ thực hiện khi:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong các trường hợp:
a) Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu;
b) Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 74 của Luật này.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.
+ Trường hợp 2: đối với công ty TNHH hai thành viên, việc tăng giảm vốn điều lệ chỉ thực hiện khi:
- Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Tăng vốn góp của thành viên;
b) Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
- Công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
b) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên;
c) Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định.
Trên đây là quy định pháp luật hiện hành về thay đổi vốn điều lệ. Hy vọng câu trả lời của Luật Gia Phát hữu ích cho bạn.
Trân trọng!