Về trợ cấp thôi việc

Chủ đề   RSS   
  • #81698 09/02/2011

    xuantung_1975

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2010
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Về trợ cấp thôi việc

            Kính gửi!

         Công ty chúng tôi trước đây là DNNN, nhưng nay đã chuyển sang công ty cổ phần, trong đó Nhà nước giữ 51% vốn điều lệ. 

         Hiện nay, công ty chúng tôi có rất nhiều người lao động trước khi được chuyển công tác về làm việc tại công ty thì đã từng tham gia cách mạng hoặc là công chức nhà nước hoặc công tác ở doanh nghiệp nhà nước khác...Vậy, nay những người lao động này xin thôi việc thì công ty giải quyết trợ cấp thôi việc như thế nào?

         Ví dụ một trường hợp cụ thế như sau:

          Người lao động sinh năm 1956, 
        - Từ năm 1972 - 1976 công tác tại Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam,
        - Từ năm 1976 đến 1980 được cử đi học
        - Từ năm 1981 đến 1982 học xong được chuyền về công tác tại Phường
        - Từ năm 1983 đến nay từ Phường chuyển công tác về làm việc tại công ty cho đến nay (thời điểm xin thôi việc). 
        (các mốc thời gian công tác trên đều được đóng BHXH liên tục)

        Vậy, nhờ tư vấn giùm để công ty chúng tôi thực hiện đúng quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động. 
        Xin chân thành cám ơn!

     
    4673 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #82527   12/02/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Chào bạn. Bạn có thể tham khảo quy định về trả trợ cấp thôi việc như sau

    Nghị định 44/2003 viết:

    3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc:

    a) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc theo các bản hợp đồng lao động đã giao kết (kể cả hợp đồng giao kết bằng miệng) mà người lao động thực tế làm việc cho người sử dụng lao động đó;

    b) Người lao động trước đây đã là công nhân, viên chức nhà nước nay vẫn làm việc ở đơn vị, thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc ở đơn vị đó;

    c) Trường hợp người lao động trước khi làm việc cho doanh nghiệp nhà nước mà đã có thời gian làm việc ở các đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước, nhưng chưa được trợ cấp thôi việc, thì doanh nghiệp nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đó theo quy định của pháp luật. Các đơn vị sử dụng lao động trước đây có trách nhiệm chuyển trả cho doanh nghiệp đã chi trả, nếu đơn vị cũ đã chấm dứt hoạt động thì ngân sách nhà nước sẽ hoàn trả.

    Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động kể cả thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó.




     
    Báo quản trị |