Về thủ tục đăng ký kinh doanh

Chủ đề   RSS   
  • #499126 09/08/2018

    MaiTrungHieu04061989

    Sơ sinh

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:09/08/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Về thủ tục đăng ký kinh doanh

    Em mình định mở Công ty dịch vụ làm visa, thẻ tạm trú, giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. Vậy mã ngành đăng ký kinh doanh là gì, có phải là 691 hay không. Trường hợp kinh doanh này có phải bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề về luật mới mở được công ty không. Mọi người tư vấn giúp nhé. Trân trọng.

     
    2500 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #499785   15/08/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 191 lần


    Theo như mình tìm hiểu, nếu công ty của bạn chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuẩn bị các loại giấy tờ, thẻ visa, thẻ tạm trú, giấy phép lao động cho người nước ngoài thì có thể đăng ký mã ngành 8299: "Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu" được quy định tại Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

    Ngoài ra, mã ngành 8299 cũng không phải là ngành nghề kinh doanh có điện kiện nên thủ tục đăng ký sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

    Ngoài ra, nếu bạn muốn đăng ký theo theo hướng "tư vấn xin visa" (chứ không phải hỗ trợ) thì theo mình, công ty của bạn phải đăng ký mã ngành 6910 về"Hoạt động tư vấn pháp luật". Từ đó phải  thành lập tổ chức hành nghề luật sư, và tuân thủ theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Luật luật sư sửa đổi 2012:
     
    "Điều 32. Hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư 
    1. Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: 
    a) Văn phòng luật sư; 
    b) Công ty luật. 
    2. Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 
    3. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư: 
    a) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này; 
    b) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc. 
    4. Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên. 
    5. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 20 của Luật này.

     

     
    Báo quản trị |