về hóa đơn bán hàng thông thường

Chủ đề   RSS   
  • #382920 12/05/2015

    entckh

    Sơ sinh


    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    về hóa đơn bán hàng thông thường

    E chào luật sư. Luật sư cho e hỏi là: Hóa đơn bán hàng thông thường bên bán họ quên k ghi ngày tháng hóa đơn, e k rõ nên đã ghi vào đó bằng bút mực. Giờ k có hợp lệ. Em phải xử lý thế nào với hóa đơn đó nhanh và dễ dàng nhất mà làm cho hóa đơn đó hợp lệ và có giá trị. Em cảm ơn luật sư ạ! Mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư/

     
    3388 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #384075   20/05/2015

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1182 lần


    8-) Hóa đơn bán hàng bình thường thì ít khi được chấp nhận làm chi phí hợp lý đâu bạn.

    Bạn muốn giữ nguyên hay nhờ bên kia xuất tờ hóa đơn mới cũng được. Việc lập biên bản hủy chỉ áp dụng cho các loại hóa đơn quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC

    Điều 3. Loại và hình thức hóa đơn

    1. Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.

    2. Các loại hóa đơn:

    a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

    - Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

    - Hoạt động vận tải quốc tế;

    - Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

    - Xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.

    b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:

    - Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

    - Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

    Ví dụ:

    - Doanh nghiệp A là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp A sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán hàng trong nước và hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài.

    - Doanh nghiệp B là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động bán hàng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. Doanh nghiệp B sử dụng hóa đơn GTGT cho hoạt động bán hàng trong nước và cho hoạt động bán hàng vào khu phi thuế quan.

    - Doanh nghiệp C là doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa và bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam) thì sử dụng hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

    - Doanh nghiệp D là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nước, cho khu phi thuế quan, khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, doanh nghiệp D sử dụng hóa đơn bán hàng.

    c) Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…

    d) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    entckh (22/05/2015)