Về động cơ gây án

Chủ đề   RSS   
  • #614628 30/07/2024

    bhuyquang1

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:30/07/2024
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Về động cơ gây án

    Anh chị ơi!

    Có phải tội phạm do thành kiến (tiếng Anh gọi là hate crime) là trường hợp đặc biệt của những tội phạm do động cơ đê hèn hay không ạ?



     

     
    99 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #614797   02/08/2024

    phucpham2205
    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26818
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 554 lần
    SMod

    Về động cơ gây án

    Chào bạn, về vấn đề mà bạn hỏi, có thể tham khảo ý kiến như sau:

    Về hate crime, Bộ Tư pháp Hoa kỳ có giải thích như sau:

    “Hate

    The term "hate" can be misleading. When used in a hate crime law, the word "hate" does not mean rage, anger, or general dislike. In this context “hate” means bias against people or groups with specific characteristics that are defined by the law.

    At the federal level, hate crime laws include crimes committed on the basis of the victim’s perceived or actual race, color, religion, national origin, sexual orientation, gender, gender identity, or disability.

    Most state hate crime laws include crimes committed on the basis of race, color, and religion; many also include crimes committed on the basis of sexual orientation, gender, gender identity, and disability.

    Crime

    The "crime" in hate crime is often a violent crime, such as assault, murder, arson, vandalism, or threats to commit such crimes. It may also cover conspiring or asking another person to commit such crimes, even if the crime was never carried out.”

    Theo đó, có thể hiểu, hate crime được bắt nguồn từ thành kiến ​​chống lại một người nào đó về: 

    - Chủng tộc 

    - Màu da 

    - Tôn giáo 

    - Nguồn gốc quốc gia 

    - Khuynh hướng tình dục 

    - Giới tính 

    - …

    Và hành vi phạm tội của hate crime thường sẽ là đe dọa, quấy rối, làm phiền, đánh đập, tấn công, giết người,...Có thể thấy, tội phạm thù hận không chỉ đơn thuần là một hành vi phạm tội mà còn là một hành vi tấn công vào bản sắc và nhân phẩm của một cá nhân/nhóm người hay tổ chức.

    Còn đối với phạm tội vì động cơ đê hèn, hiện vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể với trường hợp này, bởi động cơ đê hèn thường sẽ xuất hiện với tư cách là một tình tiết định khung. Cụ thể:

    Tại Chương 2 Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ năm 1986 của TAND tối cao có hướng dẫn về tội giết người với tình tiết định khung vì động cơ đê hèn như sau:

    “1) Tội giết người (Điều 101)

    a) Một số tình tiết thể hiện tính nguy hiểm cao của tội phạm (ở khoản 1)

    + Giết người vì động cơ đê hèn (điểm a) như giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc (ví dụ: giết người để cướp vợ hoặc chồng nạn nhân; giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết người đã cho vay, giúp đỡ khắc phục khó khăn, hoạn nạn nhằm trốn nợ v.v…).”

    Gần hơn, tại Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP có hướng dẫn đối với tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy tại Điều 200 Bộ Luật Hình sự 1999 (hiện đã hết hiệu lực thi hành) thì tình tiết định khung vì động cơ đê hèn được hiểu là vì động cơ trả thù hoặc vì các động cơ tư lợi, thấp hèn khác.

    Theo đó, có thể thấy, phạm tội vì động cơ đê hèn thường sẽ là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với mục đích xấu xa, thấp hèn, đáng khinh bỉ và không màng đến danh dự, nhân phẩm, tư cách đạo đức của bản thân họ.

    Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

     
    Báo quản trị |