VBQPPL CÓ "CHỎI" NHAU KHÔNG ?

Chủ đề   RSS   
  • #425126 19/05/2016

    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    VBQPPL CÓ "CHỎI" NHAU KHÔNG ?

    Khoản 1 Điều 342 BLDS 2005 qui định "thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc quyền sỡ hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) ..." theo qui định này thì có 2 cách hiểu : một là phải có nghĩa vụ dân sự rồi thì mới thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đó và hai là do Luật không nói rõ nên muốn bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự có trước, có sau hay cùng thời điểm với thế chấp đều được.

    Khoản 3 và 4 Điều 406 BLDS 2005 qui định về hợp đồng chính và hợp đồng phụ, theo đó về hiệu lực thì hợp đồng phụ phải phụ thuộc vào hợp đồng chính còn hợp đồng chính không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Điều 343 qui định : "việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính..", như vậy từ điều 406 và 343 BLDS 2005 ta suy ra BLDS 2005 qui định  Hợp đồng thế chấp là hợp đồng phụ, nó có đồng thời (nếu ghi trong Hợp đồng chính) hoặc sau khi đã có Hợp đồng chính (lập thành Văn bản riêng), tức thế chấp có đồng thời hoặc sau khi đã có nghĩa vụ dân sự phát sinh từ Hợp đồng chính.

    Thế nhưng, khoản 5 và khoản 6 điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP lại qui định : "5. Nghĩa vụ được bảo đảm là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ dân sự, có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện mà việc thực hiện nghĩa vụ đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm. 6. Nghĩa vụ trong tương lai là nghĩa vụ dân sự mà giao dịch dân sự làm phát sinh nghĩa vụ đó được xác lập sau khi giao dịch bảo đảm được giao kết.", như vậy theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì "được" thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiện "nghĩa vụ trong tương lai", nói cho dễ hiểu, theo tinh thần của Nghị định này thì một người  "được" thế chấp tài sản của mình vào năm 2016 để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của "ai đó" vào năm 2020 chẳng hạn !

    Theo các bạn thì  NĐ 163 có "chỏi" với BLDS 2005 về thế chấp không ? Nếu có thì hậu quả như thế nào ?

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    3108 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #425438   24/05/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Theo tôi, khoản 5, khoản 6 điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã "chỏi" với khoản 3, khoản 4 điều 406 và điều 343 BLDS 2005 bởi một bên qui định hợp đồng thế chấp có đồng thời hoặc sau hợp đồng chính, hay nói cách khác là phải có nghĩa vụ dân sự phát sinh bởi 1 hợp đồng dân sự hợp pháp (hợp đồng chính) rồi thì mới có hợp đồng thế chấp để đảm bảo thực hiện cho nghĩa vụ đó, trong khi bên kia lại cho phép thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ hình thành trong tương lai, tức thế chấp trước, nghĩa vụ cần bảo đảm mới phát sinh sau.

    Thông thường, qui trình cho vay có thế chấp tài sản của Ngân hàng như sau : Ngân hàng (bên cho vay) và khách hàng (bên vay) ký kết hợp đồng vay tài sản xong nhưng chưa giải ngân, khi nào bên thứ 3 có tài sản thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của bên vay ký Hợp đồng thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm xong thì Ngân hàng mới giải ngân. Tuy nhiên, cũng có Ngân hàng áp dụng Nghị định 163 một cách "linh động đầy hiệu quả". Chúng ta đều biết, các Công ty TNHH thường xuyên vay Ngân hàng để hoạt động mà thường thì tài sản của Công ty không đủ nên "chủ nhân ông" của Công ty phải dùng tài sản riêng của mình thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của Công ty. Mục đích thế chấp sẽ được ghi "để bảo đảm cho toàn bộ nghĩa vụ hiện tại và nghĩa vụ trong tương lai", vậy là dù Công ty đã thanh toán dứt nợ nhưng Hợp đồng thế chấp này vẫn còn hiệu lực, Ngân hàng chỉ việc ngọt ngào săn đón để Công ty và "chủ nhân ông" nhanh chóng vào "vòng vay mới", kể cả khi chưa có nhu cầu. Bằng cách đó lợi nhuận của Ngân hàng luôn đạt chỉ tiêu một cách chắc chắn bởi chỉ cần Công ty có dấu hiệu tài chính bị xấu đi là Ngân hàng sẽ ngừng cho vay và yêu cầu thanh toán, nếu không sẽ áp dụng các thủ tục cần thiết để phát mãi tài sản thế chấp mà họ đã nắm chắc từ lâu ! 

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |