Vay tín chấp FE

Chủ đề   RSS   
  • #537137 10/01/2020

    Lecongdanh1984

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/01/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Vay tín chấp FE

    Xin chào luật sư, tôi tên Danh, năm ngoái tôi có vấn đề trục trặc về tiền bạc, nên tôi có vay tín chấp bên FE với số tiền là 46 triệu đồng. Mỗi tháng tôi đóng 2 triệu 618 trong vòng 3 năm. Là tổng tiền tôi phải chi trả là 94 triệu 248 . Tôi đóng đã được 49 triệu và hiện tại tôi mất việc, ba tôi thì vừa mới mất, vợ tôi thì ôm hết tài sản bỏ đi. Tôi không còn khả năng chi trả, bây giờ tôi phải làm gồng gánh nuôi 2 con nhỏ và mẹ già, nên không thể nào trả tiếp được bên FE. Bữa giờ có rất nhiều số đt lạ, từ thúc giục, hăm doạ ,ngôn từ chợ búa, thậm chí còn có tn thưa tôi ra toà. Thưa luật sư, nợ tôi đã trả quá phần nợ gốc ( vay 46 trả được 49), nay tôi không khả năng trả được nữa, như vậy tôi có bị kiện rồi vướng vào vòng lao lý ko ? Cảm ơn luật sư !
     
    1249 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Lecongdanh1984 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/01/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #537179   11/01/2020

    thanhk47a1
    thanhk47a1

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2015
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 435
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 95 lần


    Các cách đòi nợ của ngân hàng hiện nay của các Công ty tài chính như FECredit, VPBank, Homecredit,...
     
    1. Nhắc nhở nhẹ trong thời gian đầu
    Đối với những đối tượng vay tín chấp ngân hàng có ý định trả nợ quá hạn. Thường thì trong thời gian đầu, những ngân hàng sẽ có hình thức nhắc nhở nhẹ. Và tùy thuộc vào thái độ của đối tượng vay mà xử lý theo các phương án tiếp theo.
     
    2. Đe dọa bằng luật pháp
    Có rất nhiều trường hợp người vay phớt lờ các hình thức nhắc nhở nhẹ nhàng. Vì thế các ngân hàng cho vay tín chấp thường sẽ sử dụng đến luật pháp với các trường hợp có ý định bùng nợ ngân hàng. Những người vay tín chấp mà không trả nợ sẽ bị kiện ra tòa xử lý theo luật cướp đoạt tài sản. Khi ấy sẽ có sự can thiệp của công an và pháp luật. Buộc người vay phải có các hình thức trả nợ đầy đủ.
     
    3. Hình thức đòi nợ đe dọa
    Với những trường hợp người vay vay với khoản tiền quá lớn và có thái độ không trả nợ vay tín chấp thì các ngân hàng sẽ sử dụng đến hình thức đòi nợ xấu. Đòi nợ bằng cách thuê xã hội đen đến nhà và tịch thu các tài sản có giá trị, đe dọa tinh thần nếu vẫn tiếp tục không trả nợ. Đây là một hình thức bất đắc dĩ và không có được sự đồng ý của các cơ quan chính quyền. Cách đòi nợ vay tín chấp xấu như thế không được chấp thuận và đôi khi các ngân hàng có hình thức đòi nợ như thế còn nhận những lời không hay từ người. Nhưng có lẽ hiện nay cách đòi nợ xấu vậy lại có tác dụng hơn so với những cách trên.
    -----------
    Nếu bạn không trả thì có những trường hợp nào xảy ra:
    1. Người thân của bạn có thể bị làm phiền, do chủ nợ gọi đe dọa, nhắc nhở như nhắc nhở bạn vậy
    2. Càng nợ lâu lãi càng cao
    3. Có thể bị khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án để đòi tiền của bạn như đã thỏa thuận
    Thân ái!
    Nhớ bấm cảm ơn cho mình nhé!

    Các bạn bấm CẢM ƠN cho mình nhé!

    "Rồi em sẽ gặp được một người khiến em tha thứ cho mọi bất công của cuộc đời mình!"

    Tạp chí Khoa học pháp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhk47a1 vì bài viết hữu ích
    codupha (12/01/2020)
  • #537235   12/01/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11411
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 203 lần


    Bình luận

    Mình nghĩ, bạn nên lên ngân hàng FE để giải trình sự việc mà gia đình bạn vướng phải sau đó chờ bên ngân hàng phản hồi cách giải quyết như thế nào. Chứ bạn đã ký hợp đồng vay trả góp rồi thì không thể nói đóng 49tr vượt khoản vay 46tr là không đóng nữa. Nếu bạn không đóng hoặc cố tình im lặng khi ngân hàng đòi nợ thì gia đình bạn sẽ bị làm phiền ngoài ra bạn vẫn sẽ bị cơ quan chính quyền can thiệp vì bạn vẫn trong thời hạn hợp đồng.
     
    Báo quản trị |